Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 151 - 154)

- Chính phủ mỗi bên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn của mình ký các hợp đồng dài hạn trao đổi một số sản phẩm có thế mạnh của mỗi nước như:

3.3.1.5. Đẩy mạnh công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mạ

a) Nâng cao chất lượng thông tin.

Thông tin và nghiên cứu thị trường có ý nghĩa quyết định đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nó giúp cho nhà sản xuất và xuất khẩu nắm bắt được cơ hội của thị trường để có những điều chỉnh kịp thời và đồng thời giúp các cơ quan quản lý Nhà nước theo sát được diễn biến của thị trường để kịp thời ứng phó và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.

Nhìn chung, công tác thu thập thông tin, phân tích thị trường, nghiên cứu dự báo còn yếu kém do chúng ta thiếu cán bộ phân tích thị trường và thu thập thông tin được đào tạo bài bản, nhất là thiếu những người có đủ tầm trong việc hoạch định và tổ chức hiệu quả công tác dự báo thị trường.

Thị trường Trung Quốc rất gần gũi, có nhiều cơ quan nghiên cứu về Trung Quốc nhưng lượng thông tin lại thất thường, thiếu cập nhật, sự phối hợp còn hạn chế, khả năng phân tích dự báo của cán bộ chuyên môn còn yếu kém. Thiếu thông tin về tình hình thị trường và những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất lợi trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Những thông tin về hàng nông sản Việt Nam được giới thiệu với bạn hàng Trung Quốc rất sơ sài, nhiều tài liệu kém sức hấp dẫn và ngôn ngữ không chuẩn xác nên tác dụng thông tin thấp. Đối với thị trường Trung Quốc, phải sử dụng tiếng Trung mới có tác dụng phổ cập, trong khi đó tài liệu của chúng ta ít sử

dụng tiếng Trung nên tác dụng quảng bá sản phẩm bị hạn chế.

Đã đến lúc, Chính phủ và các Bộ, Ngành cần một quyết tâm thực sự trong công tác này, thể hiện bằng một chương trình đầu tư thật cụ thể. Chỉ cần bỏ ra 1% doanh thu xuất khẩu gạo cho đội ngũ phân tích để làm tốt công tác dự báo phục vụ cho kinh doanh và xây dựng chính sách là có thể đem lại lợi ích cho hàng triệu nông dân.

Chính phủ cần kiện toàn lại hệ thống thông tin kinh tế, sắp xếp, tổ chức lại các trung tâm thông tin, chuyển trung tâm thông tin của các Bộ thành doanh nghiệp công ích để nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về thị trường cho doanh nghiệp trong nước.

Xây dựng các tổ chức chuyên trách nghiên cứu về thị trường Trung Quốc: + Nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán dân tộc, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành của Chính phủ Trung Quốc.

+ Thu thập các thông tin về cung cầu, giá cả và điều kiện thâm nhập thị trường của từng mặt hàng nông sản, làm cơ sở để dự báo tiềm năng thị trường về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả.

+ Cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả cho các cấp lãnh đạo, làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh và chỉ đạo công tác điều hành.

+ Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, đoàn thể tới người sản xuất giúp họ xác định hướng sản xuất ổn định, lâu dài và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Phát huy vai trò của Tham tán thương mại và các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc vì đây là đầu mối thu thập và cung cấp thông tin thương mại thường xuyên, nhanh nhất về thị trường Trung Quốc.

Các tỉnh có chung đường biên giới với Quảng Tây và Vân Nam, trong khuôn khổ hợp tác địa phương cần đề nghị với phía Trung Quốc xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho nhau để tuyên truyền cho doanh nghiệp hai bên về những quy định mới, những thay đổi trong chính sách thương mại, đặc biệt là những thay đổi trong chính sách biên mậu.

khẩu nông sản mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc để tăng cường cơ hội tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng.

b) Công tác xúc tiến thương mại vào Trung Quốc còn kém hiệu quả. Cho đến nay, Việt Nam chưa có một chương trình quảng bá, quảng cáo mang tính hệ thống và liên tục cho hàng xuất khẩu vào Trung Quốc, nhất là các thị trường Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu và Tứ Xuyên.

Khi xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại cần xác định rõ mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm, biện pháp trọng điểm để tập trung kinh phí quảng bá cho từng sản phẩm tại Trung Quốc. Các chương trình quảng bá phải rầm rộ, sâu sắc, rộng khắp đủ để gây ấn tượng mạnh và phải tiến hành thường xuyên liên tục.

Trung Quốc là quốc gia lớn, vì vậy chương trình xúc tiến thương mại cần được phân bổ cho từng vùng cụ thể. Các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên là thị trường giàu tiềm năng, chi phí không cao và thường xuyên tổ chức các hội chợ quốc tế lớn. Việt Nam nên tham gia vì hội chợ là nơi quảng bá nông sản đến bạn hàng Trung Quốc và quốc tế nhanh nhất.

Đối với việc xúc tiến thương mại, hiện các tỉnh biên giới đang tiến hành riêng lẻ vì vậy Chính phủ nên giao cho Bộ Công Thương làm cơ quan đầu mối phối hợp những hoạt động này.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản nổi tiếng trên thế giới vì vậy có thể mở hội chợ quốc tế hàng nông sản ở Hà Nội định kỳ hàng năm như kiểu hội chợ Mùa thu Quảng Châu. Chính phủ có chủ trương và đầu tư về cơ sở vật chất, giao cho Bộ Công Thương đứng ra chủ trì có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành như Tài chính, Nông nghiệp, Hải quan, Ngoại giao, Văn hoá du lịch. Cần chăm lo chu đáo và có các chế độ ưu đãi cho khách tham dự và hàng hoá trưng bày về vận tải, bảo quản, lắp đặt trang trí gian hàng, giao thông thuận tiện, thủ tục xuất nhập cảnh dễ dàng.

Tin học hoá hoạt động xúc tiến thương mại. Đây là phương tiện quảng bá hiệu quả trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, chỉ cần một trang website là doanh nghiệp và khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Tổ chức các địa điểm quảng bá thường xuyên cho hàng nông sản ở các cửa khẩu, chợ biên giới, siêu thị lớn giúp khách hàng tra cứu, tìm kiếm thông tin dễ dàng, thuận lợi về các sản phẩm và các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 151 - 154)