đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không:
Về đường sắt: Nâng cao năng lực vận chuyển bằng việc nâng cấp tuyến đường, bổ sung toa xe, tăng vòng quay. Hiện nay đường sắt của chúng ta vẫn dùng hệ đường ray 1.100mm, trong khi Trung Quốc đã sử dụng hệ đường ray 1.435mm do vậy hành khách và hàng hóa qua lại giữa hai bên đều phải chuyển tầu nên tốn
nhiều thời gian và công sức. Vì vậy cần phải cải tạo kỹ thuật tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh và tuyến Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh theo khổ tiêu chuẩn quốc tế là 1.435mm, được điện khí hóa để hòa mạng vào các trục đường sắt của hai nước và được đặt trong quy hoạch tổng thể hệ thống đường sắt xuyên Á trong tương lai.
Về đường bộ: Hệ thống đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng nhất trong trao đổi thương mại giữa hai nước, trong đó hai tuyến quan trọng nhất là Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh. Hiện tuyến Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh đã hoàn thành, phía Trung Quốc đã khai thông đường cao tốc cho 6 làn xe, phía Việt Nam cho 4 làn xe nhưng tuyến Hà Nội - Lạng Sơn còn hẹp nên tốc độ lưu thông xe hạn chế. Trên tuyến Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh, phía Trung Quốc đã hoàn thành tuyến giao thông Hà Khẩu - Côn Minh, phía Việt Nam đang triển khai xây dựng tuyến Hà Nội - Lào Cai vì vậy cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng để khai thông việc vận chuyển hàng hoá, hành khách từ Hà Nội và Hải Phòng đến các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.
Về đường thủy: Giao thông đường sông có chi phí thấp vì vậy đường sông cũng là tuyến giao thông quan trọng cùng với đường bộ, đường sắt, đường hàng không tạo nên một hệ thống đồng bộ, bổ sung cho nhau giúp khai thác tối đa lợi thế vận tải giữa hai nước. Cần tích cực phối hợp với Trung Quốc để phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ. Trước mắt cần tập trung nạo vét đường thủy trên sông Hồng, xây dựng và nâng cấp một số cảng sông và hệ thống kho bãi hoàn chỉnh trước khi khai thông tuyến vận tải đường thuỷ trên sông Hồng.
- Cải thiện môi trường thông thoáng tại cửa khẩu như giảm bớt việc thu phí, đơn giản hoá các thủ tục, đẩy nhanh tốc độ thông quan để thuận lợi cho xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, nhất là các hàng tươi sống như rau quả, thủy sản.
- Đẩy mạnh phát triển giao thông, kho tàng và hệ thống thông tin ở khu vực cửa khẩu. Từng bước có kế hoạch xây dựng các trung tâm kinh tế thương mại ở các cửa khẩu lớn trên tuyến biên giới, xây dựng khách sạn, hệ thống bến bãi, chấn chỉnh công tác bốc xếp và giao nhận hàng hóa.
trọng trong việc tiếp nhận và cung ứng hàng hóa. Các tỉnh nằm trên hành lang kinh tế cần quy hoạch mạng lưới chợ để thu hút đầu tư, từng bước xây dựng và quản lý chợ theo các quy định về biên giới giữa hai nước và quy chế quản lý chợ của Việt Nam.
Ba là, phối hợp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước