Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và tập quán tiêu dùng

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 71 - 72)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

2.2.1.3. Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa và tập quán tiêu dùng

quán tiêu dùng

Trước khi tiến hành cải cách, Trung Quốc và Việt Nam đều là các nước nông nghiệp, khoảng 70% lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp. Hai nước đều trải qua nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với lực lượng lao động được tổ chức thành các đơn vị sản xuất tập thể, thực hiện những chỉ tiêu sản xuất theo kế hoạch, Nhà nước cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra với giá cố định.

Bản chất của cải cách kinh tế nông thôn ở cả hai nước khá tương tự nhau, bao gồm hai bộ phận chính: (1) Khôi phục tinh thần trách nhiệm, khuyến khích vật chất cho các nông hộ bằng cơ chế khoán và cho phép các hộ gia đình tùy ý sử dụng nông sản thừa. (2) Hình thành cơ chế định giá cạnh tranh đối với các thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp.

Những cải cách đã tạo ra hiệu quả tương tự ở nông thôn hai nước như: sản xuất tăng nhanh, năng suất nông nghiệp được cải thiện, hoạt động kinh tế nông thôn được đa dạng hóa, đời sống người dân được nâng cao.

Tuy nhiên, có một nét tương phản nổi bật trong quá trình cải cách, phát triển kinh tế ở hai nước, đó là tiến trình phát triển rất khác nhau ở các doanh nghiệp nông thôn hai nước.

Trung Quốc chỉ sau 10 năm đầu cải cách đã tiến rất nhanh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đuổi kịp và vượt hầu hết các nước Đông Nam Á trên lĩnh vực này. Đặc biệt, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp nông thôn đã thu hút 130 triệu lao động và tạo ra 34% tổng thu nhập ở nông thôn.

Ngược lại ở Việt Nam, sau hơn 20 năm cải cách gần như vắng bóng các doanh nghiệp nông thôn và tình hình chưa được cải thiện trong những năm gần đây. Thiếu vắng các doanh nghiệp nông thôn là nguyên nhân quan trọng làm chậm trễ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam.

chênh lệch về trình độ phát triển nên về lâu dài Trung Quốc ngày càng có nhu cầu tăng lên đối với 5 nhóm hàng mà Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, trong đó có nông sản. Thương mại hai bên được tiến hành theo nhiều phương thức phong phú: mậu dịch chính ngạch, buôn bán qua biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới chung trên bộ dài 1.350 km chạy qua 2 tỉnh của Trung Quốc và 7 tỉnh của Việt Nam, cư dân vùng biên giới hai nước có mối quan hệ thân tộc lâu đời, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, nhu cầu tiêu dùng và là bạn hàng truyền thống, vì vậy thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w