Chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc đã thu hút thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 72 - 74)

D. Nhu cầu của nước nhập khẩu

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhập khẩu của

2.2.1.4. Chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc đã thu hút thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

nhân và doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc

Mậu dịch biên giới được coi là bước đi đầu tiên mang tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền của Trung Quốc. Năm 1978, sau hội nghị Trung ương 3 khoá 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu mở cửa toàn phương diện, nhiều hình thức, nhiều tầng: từ đặc khu kinh tế - đến thành phố mở cửa ven biển - khu mở cửa kinh tế ven biển - mở cửa nội địa và mở cửa ven biên giới đất liền. Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới được xác định chung là: lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh là mục tiêu. Ngay từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là khâu đột phá khẩu và ngày càng phát triển.

Việt Nam là nước luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trung Quốc gắn quan hệ với Việt Nam trong việc phục vụ những yêu cầu chiến lược của Trung Quốc ở trong nưóc, ở khu vực Ðông Nam Á và trên thế giới. Đầu những năm 90, tiếp theo việc tăng cường quan hệ chính trị, Trung Quốc bắt đầu coi trọng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng gắn liền với các đối tác ASEAN khác. Với chiến lược lâu dài, Trung Quốc tính toán hợp tác để vừa thâm nhập thị trường Việt Nam là thị trường

tiêu thụ trung bình, có nhiều lĩnh vực có thể sử dụng hàng hoá kỹ thuật của Trung Quốc, vừa thông qua Việt Nam để vào các thị trường khác trong ASEAN.

Trung Quốc coi mậu dịch biên giới là một quốc sách quan trọng để phát triển kinh tế vùng biên giới, nâng cao mức sống cư dân biên giới nhằm ổn định biên giới quốc gia. Do vậy, Trung Quốc đã có các chính sách hỗ trợ và giành ưu đãi đặc biệt về mọi mặt, nhất là giao quyền quản lý rộng rãi cho địa phương nhằm phát huy mọi lợi thế về địa lý phục vụ cho phát triển kinh tế vùng biên giới.

Trung Quốc đề ra nhiều chính sách cụ thể để khuyến khích và thúc đẩy buôn bán biên giới:

- Hàng hoá của cư dân biên giới nhập khẩu qua chợ biên giới được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. Định mức miễn thuế thay đổi tuỳ theo từng thời điểm, hiện nay là 8.000 NDT/người/ngày.

- Ðối với các doanh nghiệp mậu dịch tiểu ngạch biên giới được miễn 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

- Trung ương uỷ quyền rộng rãi cho Chính quyền tỉnh, khu tự trị biên giới để điều hành và quyết định các chính sách nhằm thúc đẩy buôn bán biên giới.

Theo quy định của Trung Quốc tại văn bản Biện pháp tạm thời quản lý ngoại tệ mậu dịch biên giới ban hành năm 1997, Mậu dịch biên giới bao gồm 3 hình thức: mậu dịch chợ dân cư biên giới, giao dịch tiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Chỉ có doanh nghiệp của các tỉnh biên giới được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới được kinh doanh biên mậu và được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế xuất nhập khẩu, các cơ chế về tài chính, các cơ chế về quản lý của chính quyền địa phương biên giới.

Tham gia mậu dịch biên giới không chỉ là cư dân biên giới với khối lượng hàng hoá nhỏ mà Trung Quốc còn huy động, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước và tư nhân cùng tham gia mậu dịch biên giới với quy mô và khối lượng hàng hoá lớn, không hạn chế. Không chỉ các huyện, thị xã biên giới, mà cả các thành phố sâu trong nội địa của các tỉnh biên giới Quảng Tây, Vân Nam cũng thành lập các Tổng công ty, Công ty biên mậu của Nhà nước để tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung.

Hiện nay, trên tuyến biên giới giáp Việt Nam có ba thị xã Hà Khẩu (Vân Nam), Bằng Tường, Đông Hưng (Quảng Tây) đã được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn là thị xã mở cửa ven biên giới và đồng ý cho xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới ở thị xã Bằng Tường và Đông Hưng. Khu vực này được hưởng 11 chính sách ưu đãi như: xoá bỏ mọi sự hạn chế về hình thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới; xoá bỏ mọi sự hạn chế, ràng buộc của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu dịch biên giới; xoá bỏ sự hạn chế về kim ngạch; thực hiện việc miễn thuế, giấy phép xuất nhập khẩu đối với những hàng hoá bình thường. Chính sách ưu đãi hơn cả đặc khu kinh tế ven biển về các mặt xuất khẩu, nhập khẩu, thuế và thu hút đầu tư.

Các chính sách và cơ chế quản lý mậu dịch biên giới của Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn thương nhân và doanh nghiệp Việt Nam tham gia gom hàng nông sản xuất khẩu theo đường biên mậu. Theo hình thức này hàng hóa không đòi hỏi quá khắc khe về chất lượng, thủ tục đơn giản và chỉ phải nộp phí biên mậu thấp hơn so với thuế nhập khẩu chính ngạch.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản việt nam vào thị trường trung quốc (Trang 72 - 74)