Khái niệm và mục tiêu của phân tích tài chính CTCP

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 26 - 28)

Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự phân chia, chia nhỏ các sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa các bộ phận cấu thành của sự vật và hiện tượng đó. Trên cơ sở đó, nhận thức được bản chất, tính chất và hình thức phát triển của các sự vật và hiện tượng đang nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa các sự vật và hiện tượng.

Hiện nay, có nhiều cách diễn giải về khái niệm phân tích tài chính.

Theo quan điểm các tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học viện Tài chính: “Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp cho phép đánh

giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đốn tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm”.[28, tr.14]

Theo quan điểm của Josette Peyrard: “Phân tích tài chính có thể được định

nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính q khứ và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá DN một cách chính xác” [25, tr.12]

Theo quan điểm các tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính”của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Phân tích tình hình tài chính là một hệ thống

các phương pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh” [37, tr.29]

Các quan điểm trên mặc dù có những điểm khác biệt trong cách diễn giải nhưng đều có sự thống nhất với nhau, đó là: Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thơng tin về tài chính cho các đối tượng có quan tâm sử dụng.

Từ những quan điểm trên, luận án cho rằng phân tích tài chính CTCP là mợt hệ thống các phương pháp để đánh giá thực trạng tài chính của CTCP và dự đoán tài chính của CTCP trong tương lai. Trên cơ sở đó, giúp cho các chủ thể quản lý có quan tâm đến tài chính CTCP đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, phù hợp với

mục tiêu mà họ quan tâm.

Trong điều kiện SXKD theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, có nhiều chủ thể quản lý quan tâm đến tình hình tài chính của CTCP: Nhà quản trị CTCP, nhà đầu tư, cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động. Mỗi chủ thể quan tâm đến tình hình tài chính CTCP dưới những góc đợ khác nhau. Thơng qua phân tích tài chính CTCP sẽ giúp cho các chủ thể thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng tài chính CTCP: kết quả tài chính, biến đợng về tài chính, các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến tài chính CTCP, dự đoán về tài chính CTCP. Mỡi chủ thể lựa chọn cho mình những thông tin cần thiết, phù hợp. Trên cơ sở đó, họ có thể đưa những quyết định đúng đắn để bảo toàn và gia tăng lợi ích của họ gắn với hoạt động của CTCP.

Đối với nhà quản trị CTCP: Nhà quản trị là những người trực tiếp điều hành,

quản lý và đưa ra các quyết định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của CTCP. Vì vậy, các nhà quản trị phải là những người cần hiểu rõ tình hình tài chính của CTCP nhất và nhu cầu thơng tin về tình hình tài chính CTCP là một nhu cầu tất yếu. Thơng qua phân tích tình hình tài chính của đơn vị mình quản lý, các nhà quản trị nắm bắt được tình hình cơng nợ, tình hình đầu tư, cân đối dịng tiền, khả năng sinh lời, rủi ro về tài chính trong q khứ và dự đốn tình hình tài chính tương lai để từ đó xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, mặt yếu, đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời để CTCP phát triển bền vững.

Đối với các nhà đầu tư vào CTCP: Mục tiêu của các nhà đầu tư là đầu tư vào

CTCP để kiếm lợi nhuận nên các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến tình hình tài chính, đến khả năng sinh lời của CTCP để kịp thời đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Phân tích tình hình tài chính giúp họ biết được khả năng tài chính, khả năng thanh toán nợ cũng như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và khả năng thu lợi nhuận,… các rủi ro liên quan đến các khoản đầu tư của họ để họ có quyết định hướng đi phù hợp cho vốn đầu tư của mình có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Đối với các nhà cho vay: Các ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng cho các

vay, họ phải biết chắc chắn được khả năng hoàn trả tiền vay của đối tượng đi vay như thế nào. Thu nhập của họ là lãi suất từ tiền cho vay. Do đó, phân tích tình hình tài chính đối với các nhà cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng làm căn cứ để quyết định có cho vay hay khơng. Các ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của CTCP và coi như là nguồn đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi CTCP bị thua lỗ và phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho các CTCP vay khi có dấu hiệu có thể khơng thanh tốn được các khoản nợ đến hạn.

Đối với người lao động trong CTCP: Người lao động đó là những người

được hưởng tiền lương, thu nhập do CTCP chi trả. Bên cạnh đó, người lao động cịn góp vốn vào CTCP nên họ còn được hưởng cổ tức trên số vốn mà họ đã góp. Do vậy, người lao động quan tâm đến các thơng tin về tình hình tài chính hiện tại và triển vọng trong tương lai của công ty.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Phân tích tình hình tài chính CTCP

giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Dựa vào báo cáo tài chính các CTCP, các cơ quan quản lý nhà nước phân tích, đánh giá, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP để biết được CTCP có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước hay khơng, có tn thủ theo pháp luật khơng. Mối quan tâm của các chủ thể quản lý, cũng như các quyết định của từng chủ thể quản lý chỉ phù hợp khi được đáp ứng đầy đủ thơng tin về tình hình tài chính của CTCP.

Như vậy, mục tiêu chính của phân tích tài chính CTCP là giúp các chủ thể quản lý sử dụng thơng tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của CTCP. Từ đó, đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 26 - 28)