Hồn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính và dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 156 - 159)

III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH

3.3.8 Hồn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính và dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

chính chủ yếu

3.3.8.1 Phân tích rủi ro tài chính

Thực tế, các CTCP chưa thực hiện phân tích rủi ro thơng qua các chỉ tiêu phản ánh về rủi ro tài chính nên thiếu thơng tin về tình hình rủi ro của CTCP. Do vậy, nhà quản trị công ty không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp. Các nhà quản lý khác cũng thiếu căn cứ để đưa ra các quyết định quản lý. Từ những vấn đề nêu trên, luận án đề xuất giải pháp hồn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính cho các CTCP. Hồn thiện nội dung phân tích rủi ro tài chính giúp cho các chủ thể quản lý nhận diện được khả năng rủi ro, nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó có các biện pháp phịng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp. Nội dung của giải pháp:

Thứ nhất, sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro gồm các chỉ tiêu: Hệ số

nợ trên tài sản (công thức 1.55), hệ số tự tài trợ tổng quát (công thức 1.1), hệ số tài trợ thường xuyên (công thức 1.4), hệ số các khoản phải thu (công thức 1.8), hệ số các khoản phải trả (cơng thức 1.9), hệ số khả năng thanh tốn lãi vay (công thức 1.18), hệ số LNST trên DTT(công thức 1.23), hệ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tài sản (BEP) (công thức 1.33), hệ số LNST trên tài sản (ROA) (công thức 1.34), hệ số LNST trên vốn chủ sở hữu (ROE) (công thức 1.35). Công thức xác định, ý nghĩa của chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá đã khái quát ở chương 1.

Thứ hai, về quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, lập bảng phân

tích (xác định các chỉ tiêu phân tích và so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc so với chỉ tiêu trung bình ngành), dựa vào bảng phân tích và các dữ liệu liên quan để đánh giá mức độ, xu hướng rủi ro tài chính của cơng ty, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng, xác định trọng điểm cần tăng cường quản lý nhằm phòng ngừa, kiểm sốt rủi ro tài chính CTCP.

Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thơng tin chung, thơng tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm tốn và thơng tin khác của CTCP. Kỳ phân tích là quý, năm nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời.

Ví dụ: Phân tích tình hình rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1.

Bảng 3.16: Bảng phân tích rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch %

1. Hệ số nợ trên tài sản (cuối năm) 0,858 0,862 -0,004 -0,47 2. Hệ số tài trợ thường xuyên (cuối năm) 0,801 0,751 0,050 6,70 3. Hệ số các khoản phải thu (cuối năm) 0,032 0,032 0,000 0,60 4. Hệ số các khoản phải trả (Cuối năm) 0,100 0,172 -0,072 -41,75 5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1,002 1,000 0,002 0,20 6. Hệ số LNST trên DTT(ROS) 0,002 -0,002 0,004 -200 7. Hệ số LNTT và lãi vay/VKD (BEP) 0,063 0,064 -0,001 -156 8. Hệ số LNST trên VKD (ROA) 0,001 -0,001 0,002 -200 9. Hệ số LNST trên VCSH (ROE) 0,005 -0,005 1,000 -200

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán CTCP XM Vicem Hà Tiên 1 năm 2010- 2012 - Phụ lục 20,21)

Từ kết quả tính tốn trong bảng 3.16, có thể đánh giá tình hình rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 như sau: Căn cứ vào hệ số nợ trên tài sản cuối năm 2011 và cuối năm 2012 cho thấy, mức độ nợ của công ty rất cao, mức độ tự chủ tài chính của cơng ty là rất thấp, nhưng cuối năm 2012 mức độ tự chủ về tài chính đã được cải thiện nhưng không đáng kể; hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2011 và cuối năm 2012 đều nhỏ hơn 1, cho thấy tình hình tài trợ thường xuyên

của cơng ty khơng đảm bảo sự ổn định vì nguồn vốn thường xun của cơng ty khơng đủ tài trợ cho TSDH, thể hiện tình hình tài chính của cơng ty đang gặp phải khó khăn trong việc huy động nguồn vốn dài hạn, khi đó cơng ty sẽ gặp khó khăn trong thanh tốn khi nguồn vốn tạm thời (nợ ngắn hạn) đến kỳ phải hồn trả. Tuy nhiên, cuối năm 2012 tình hình tài trợ thường xuyên của công ty đã được cải thiện nhưng khơng đáng kể, cơng ty vẫn trong tình trạng khó khăn về tài chính.

Hệ số các khoản phải thu và hệ số các khoản phải trả cho thấy tình hình chiếm dụng vốn ở cơng ty khơng lớn. Đặc biệt mức độ vốn bị chiếm dụng của công ty là khá thấp và cịn có xu hướng giảm. Mặt khác, mức độ vốn bị chiếm dụng của công ty luôn thấp hơn mức độ đi chiếm dụng. Hệ số các khoản phải trả thấp nhưng hệ số nợ trên tài sản lại rất cao có nghĩa là cơng ty đang thực hiện chính sách vay nhiều vốn điều đó tác động lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của cơng ty.

Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay năm 2011 và năm 2012 đều ≥1 nên cơng ty đảm bảo khả năng thanh tốn lãi vay bằng kết quả hoạt động trong kỳ. Các chỉ tiêu sinh lời ROS, ROA và ROE năm 2011 âm cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty trong năm 2011 rất khó khăn. Năm 2012 các chỉ tiêu sinh lời ROS, ROA và ROE dương nhưng vẫn ở mức rất thấp cho thấy tình hình kinh doanh của cơng ty đã biến chuyển tích cực hơn nhưng khơng đáng kể. Chỉ tiêu sinh lời BEP năm 2011 và 2012 đều dương, năm 2012 so với năm 2011 chỉ tiêu BEP đã giảm vì cơng ty giảm nợ vay và tình hình đó đã cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Như vậy, về cơ bản tình hình rủi ro tài chính của cơng ty là ở mức độ cao do mức độ tự chủ tài chính q thấp, tình hình tài trợ thường xun khơng ổn định, công ty sử dụng nhiều vốn vay nên chi phí lãi vay rất lớn đã tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh. Với mặt bằng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp năm 2011 khoảng 17-22% và năm 2012 khoảng 12-15%. Trong khi chỉ tiêu sinh lời cơ bản năm 2011 là 0,064 (tức là 6,4%) và năm 2012 là 0,063 (tức là 6,3%). Hệ số sinh lời cơ bản ln thấp hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng nhiều nợ vay đã tác động tiêu cực đến hệ số sinh lời của VCSH. Năm 2012, hệ số nợ đã giảm nên hệ số sinh lời của VCSH cũng đã được cải thiện nên rủi ro đã giảm

nhưng giảm ít. Địi hỏi, nhà quản trị cơng ty tiếp tục nghiên cứu các biện pháp quản trị rủi ro hữu hiệu hơn, đặc biệt là cải thiện chính sách tài trợ.

* Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính năm 2012 của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 với một số CTCP xi măng khác trong cùng kỳ (Bảng 3.17), cho thấy: CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 có hệ số nợ trên tài sản cao nhất, hệ số tài trợ thường xuyên thấp nhất, hệ số khả năng thanh toán lãi vay và các hệ số sinh lời đều thấp nhất, chứng tỏ năm 2012 CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 có khả năng rủi ro tài chính cao nhất trong số các CTCP cùng so sánh. Do vậy, TCT CNXM Việt Nam cần phát hiện để có sự chỉ đạo thích hợp nhằm giúp cơng ty có các biện pháp quản trị rủi ro hữu hiệu.

Bảng 3.17: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của một số CTCP xi măng thuộc TCT CNXM Việt Nam năm 2012

Chỉ tiêu CTCP xi măng Vicem

Hà Tiên 1 Hải Vân Hoàng Mai

Bỉm Sơn

1. Hệ số nợ trên tài sản (cuối năm) 0,858 0,348 0,566 0,800 2. Hệ số tài trợ thường xuyên (cuối năm) 0,801 2,436 0,890 0,851 3. Hệ số các khoản phải thu (cuối năm) 0,032 0,226 0,073 0,092 4. Hệ số các khoản phải trả (Cuối năm) 0,100 0 0,130 0,111 5. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 1,002 11,602 2,278 1,250

6. Hệ số LNST trên DTT(ROS) 0,002 0,026 0,073 0,019

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 156 - 159)