Quá trình hình thành và phát triển của TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 68 - 71)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam

Xi măng là một trong những cơ sở cơng nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Cái nôi đầu tiên của Ngành xi măng Việt Nam là Nhà máy Xi măng Hải Phịng, được khởi cơng xây dựng ngày 25/12/1899 với nhãn mác con Rồng Xanh, Rồng Đỏ đã có mặt tại Hội chợ triển lãm Liege (Pháp) năm 1904 và hàng vạn tấn xi măng Hải Phịng đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở các nước như vùng Viễn đông, Vladivostoc, Java (Indonesia), Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore...

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết năm 1954, Miền Bắc nước ta tiến hành cơng cuộc cải tạo và xây dựng XHCN, cịn Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nhà máy xi măng Hải Phịng được khơi phục và phát triển vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ nhà máy trong các cuộc bắn phá ác liệt bằng máy bay của Mỹ để đáp ứng nhu cầu xi măng phục vụ cho các cơng trình quốc phịng và phát triển kinh tế xã hội ở Miền Bắc.

Sau ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn toàn thống nhất, ngoài Nhà máy xi măng Hải Phòng và một số cơ sở xi măng lò đứng, ngành xi măng còn tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm, sản xuất theo phương pháp ướt đã được xây dựng từ thời Mỹ - Ngụy.

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980) để phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước quyết định xây dựng mới hai nhà máy xi măng hiện đại, công suất lớn: Bỉm Sơn (Thanh Hố) và Hồng Thạch (Hải Dương).

Nhà máy xi măng Bỉm Sơn do Liên Xô (cũ) đầu tư, bắt đầu sản xuất năm 1981. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch do F.L Smidth đầu tư, bắt đầu sản xuất năm 1983.

Phía Nam, tại tỉnh Kiên Giang, Nhà máy xi măng Hà Tiên với 02 lò quay phương pháp ướt, kích thước 3,3x100 của hãng Venot-Pic (Pháp) và từ 1991 được mở rộng với 01 lị quay phương pháp khơ, kích thước 4,8x64m của hãng Polysius (Pháp). Clinker sản xuất một phần chuyển về Thủ Đức bằng đường thuỷ để nghiền và đóng bao phục vụ cho nhu cầu của Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước yêu cầu cấp bách về xi măng chất lượng cao phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và chuẩn bị kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985); để phát huy năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng đã và đang được đầu tư mới, ngày 07/09/1979 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 01/04/1980 Liên hiệp các xí nghiệp xi măng bắt đầu đi vào hoạt động trong phạm vi cả nước. Sau hơn 13 năm hoạt động, ngày 05 tháng 10 năm 1993 Bộ xây dựng có Quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên Liên hiệp các xí nghiệp xi măng thành Tổng Cơng ty Xi măng Việt nam, tiếp theo đó Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 670/TTg ngày 14/11/1994 thành lập Tổng Công ty Xi măng Việt nam hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty 91 trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị lưu thông, sự nghiệp của Ngành xi măng với nhiệm vụ chính trị to lớn là sản xuất thật nhiều xi măng cho Tổ quốc.

Trong quá trình hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty 91, Tổng cơng ty Xi măng Việt Nam sắp xếp lại các đơn vị; tiến hành cổ phần hóa một số các doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ; chuyển đổi một số doanh nghiệp thành CTCP; đầu tư thành lập doanh nghiệp mới và liên doanh với nước ngoài.

Trong chặng đường hoạt động theo mơ hình Tổng cơng ty 91, Tổng Cơng ty Xi măng Việt Nam đã tạo được chuyển biến tốt về các mặt công tác, đạt được những kết quả theo mục tiêu và nhiệm vụ được giao, là lực lượng chủ lực trong việc đảm bảo cân đối về xi măng trên thị trường trong nước, giữ bình ổn thị trường là công cụ vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng XHCN.

Tổng công ty 91 chuyển đổi sang mơ hình Cơng ty mẹ – Công ty con, ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 196/2006/QĐ-TTg chuyển Tổng Công ty Xi măng Việt Nam sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con; Quyết định số 197/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã tạo đà lớn mạnh không ngừng cho các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.

Ngày 6/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 189/2007/QĐ-TTg: Đổi tên gọi Tổng Công ty Xi măng Việt Nam thành Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt nam. Tên giao dịch quốc tế VIETNAM CEMENT INDUSTRY CORPORATION ( VICEM ).

Đến nay, đã có 17 CTCP là cơng ty con do TCT CNXM Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối (phụ lục 01). Các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam được cổ phẩn hóa từ năm 1999 cho đến năm 2009. Năm 1999, cổ phần hóa 2 cơng ty: CTCP Vicem Bao bì Bỉm Sơn, CTCP Vicem Đá xây dựng Hịa Phát. Năm 2000, cổ phần hóa 01 công ty: CTCP Vicem Vận tải Hà Tiên. Năm 2002, cổ phần hóa 01 cơng ty: CTCP Vicem Bao bì Hải Phịng. Năm 2003, cổ phần hóa 01 cơng ty: CTCP Vicem Bao bì Bút Sơn. Năm 2004, cổ phần hóa 02 cơng ty: CTCP Vicem Thương mại dịch vụ Vận tải Hải Phịng, CTCP vận tải Hồng Thạch. Năm 2006, cổ phần hóa 04 cơng ty: CTCP xi măng Vicem Bỉm Sơn, CTCP xi măng Vicem Bút Sơn, CTCP Vicem Thạch cao xi măng, CTCP Vicem Vật tư vận tải Xi măng. Năm 2007, cổ phần hóa 04 cơng ty: CTCP xi măng Vicem Hồng Mai, CTCP xi măng Vicem Hà Tiên, CTCP Vicem VLXD-XL Đà Nẵng, CTCP Vicem Thương mại Xi măng. Năm 2008, cổ phần hóa 01 cơng ty: CTCP xi măng Vicem Hải Vân. Năm 2009, thành lập CTCP Vicem Đơ thị xi măng Hải Phịng.

Ngành nghề kinh doanh của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam chủ yếu là sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh vật liệu, cụ thể: Sản xuất, kinh doanh xi măng; sản xuất bao bì xi măng; Sản xuất kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng; Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, vận tải liên quan đến sản xuất và kinh

doanh xi măng.

Các CTCP xi măng thuộc TCT CNXM Việt Nam đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước phục vụ nhu cầu xây dựng các cơng trình, hạng mục cơng trình mang tầm quốc gia: cơng trình giao thơng, thủy điện, trường học, nhà ở,… Các CTCP đóng góp vai trị quan trọng đối với TCT CNXM Việt Nam trong việc duy trì trên 30% thị phần của thị trường xi măng trong nước. Bên cạnh đó, các CTCP xi măng cịn góp phần thực hiện mục tiêu xóa nhập siêu xi măng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 68 - 71)