Đặc điểm tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 71 - 73)

Các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam là các doanh nghiệp hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con. Trong đó Cơng ty mẹ là TCT CNXM Việt Nam - nắm quyền chi phối. Công ty con của TCT CNXM Việt Nam gồm 05 DNNN do TCT CNXM Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ và 17 CTCP do TCT CNXM Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối.

* Cơ cấu tổ chức quản lý của TCT CNXM Việt Nam bao gồm: Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc; Các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Bộ máy giúp việc, Ban Kiểm soát nội bộ [12, tr.19].

Trong đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm sốt viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật, khen thưởng; Tổng Giám đốc do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, cách chức, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; Phó Tổng Giám đốc và Kế tốn trưởng do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng. (Cơ cấu tổ chức quản lý của TCT CNXM Việt Nam, phụ lục 4a)

Đối với CTCP (là cơng ty con) có cổ phần chi phối của TCT CNXM Việt Nam thì Hội đồng thành viên có quyền chỉ đạo người đại diện phần vốn sử dụng quyền chi phối hoặc phủ quyết trong việc quyết định phê duyệt điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, việc bổ sung ngành nghề kinh doanh, các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay,

cho vay và hợp đồng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị; việc điều chỉnh vốn điều lệ, huy động thêm vốn cổ phần, vốn góp; phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty.

* Cơ cấu tổ chức bộ máy của các CTCP gồm có: Đại hội cổ đơng, Hội đồng quản trị, Giám đốc, các Phó Giám đốc, Ban kiểm sốt và các phịng ban chức năng

(phụ lục 4b). Các CTCP có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn

vị nhưng chịu sự kiểm tra, giám sát của TCT CNXM Việt Nam thông qua đại diện phần vốn góp tại các CTCP.

Đại hội cổ đơng là cơ quan quyền lực cao nhất của CTCP. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của CTCP là cơ quan quản lý cao nhất giữa hai kỳ đại hội cổ đông. Ban kiểm sốt do Đại hội cổ đơng bầu ra và chịu trách nhiệm trước các cổ đông và pháp luật về những kết quả cơng việc của Ban kiểm sốt với cơng ty.

Tổ chức bộ máy của CTCP gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và kế tốn trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là cơ quan tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo mục tiêu, định hướng chiến lược và kế hoạch mà Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị đã thơng qua.

Kế tốn CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam là một bộ phận nằm trong bộ máy tổ chức quản lý của CTCP. Bộ phận kế tốn, trực tiếp là Kế tốn trưởng có nhiệm vụ thực hiện phân tích thơng tin, số liệu kế tốn phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của CTCP.

Bộ máy tổ chức của CTCP được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng để nhằm phát huy sức mạnh của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân nhưng không tách rời nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đứng đầu bộ máy quản lý là Hội đồng quản trị mà đại diện là Giám đốc và các Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp tới từng phòng ban.

Như vậy, TCT CNXM Việt Nam đầu tư vốn vào các CTCP và nắm quyền

chi phối các CTCP thông qua việc chỉ đạo quyết định phê duyệt điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn,

việc bổ sung ngành nghề kinh doanh, các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị; việc điều chỉnh vốn điều lệ, huy động thêm vốn cổ phần, vốn góp; phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty.

Phân cấp quản lý giữa TCT CNXM Việt Nam và các CTCP vừa tạo tính tự chủ về hoạt động kinh doanh khá cao cho CTCP, vừa tập trung được nguồn lực và sự kiểm soát cần thiết vào TCT CNXM Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ SXKD chung của TCT CNXM Việt Nam.

Với đặc điểm về tổ chức quản lý như trên sẽ ảnh hưởng đến nội dung phân tích tài chính CTCP. Trong nội dung phân tích tài chính cần phản ánh được tình hình đầu tư vốn nhà nước, tình hình bảo tồn vốn nhà nước tại các CTCP. Mặt khác, các nội dung phân tích cần có sự thống nhất trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, khi phân tích cần có sự so sánh giữa các CTCP với nhau, so sánh với chỉ tiêu trung bình trong Tổng cơng ty để Tổng cơng ty có thể giám sát, phát hiện những bất thường trong từng CTCP để có sự điều hành, chỉ đạo kịp thời đối với từng CTCP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w