VCSH bình quân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 82 - 85)

=(VCSH đầu năm +VCSH cuối năm)/2 5.975.224 6.150.451 6.334.354 6.297.951 6.380.486 6. Hiệu suất sử dụng VKD = (1)/(4) 0,60 0,78 0,84 0,70 0,72 7. Hệ số LNTT/DTT = (2)/(1) 0,0609 0,0762 0,0729 0,0182 0,0171 8. Hệ số LNTT/VKD = (2)/(4) 0,0366 0,0598 0,0609 0,0128 0,0123 9. Hệ số LNST/VKD = (3)/(4) 0,0324 0,0500 0,0511 0,0101 0,0096 10. Hệ số LNST/VCSH = (3)/(5) 0,1123 0,1843 0,2124 0,0462 0,0449

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ BCTC của các CTCP từ năm 2009 đến 2012) [9]

Hiệu suất sử dụng vốn của các CTCP rất thấp, doanh thu thuần/vốn trung bình năm 2008 đến năm 2012 lần lượt là 0,6; 0,78; 0,84; 0,70 và 0,72. Các chỉ tiêu hệ sơ lợi nhuận trung bình của CTCP biến động tăng từ năm 2008 đến năm 2010 và giảm mạnh trong năm 2011, năm 2012. Hệ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2008 đến năm 2012 lần lượt là 0,0609; 0,0762; 0,0729; 0,0182 và 0,0171 thể hiện khả năng sinh lời hoạt động của các CTCP năm 2011 và năm 2012 là rất thấp và giảm mạnh. Hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn trung bình năm 2008 đến năm 2012 là 0,0324; 0,0500; 0,0511; 0,0101 và 0,0096 thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của các CTCP rất thấp và giảm nhanh. Hệ số lợi nhuận sau thuế trên VCSH trung bình năm 2008 là 0,1123, năm 2009 là 0,1843 và năm 2010 là 0,2124 thể hiện hiệu quả VCSH khá cao và tăng nhanh, nhưng trong năm 2011 và năm 2012 thì hiệu quả VCSH lại giảm nhanh chóng, Hệ số lợi nhuận sau thuế trên VCSH trung bình năm

2011 là 0,0462 và năm 2012 là 0,0449. Tình hình biến động các chỉ tiêu hệ số lợi nhuận trung bình của các CTCP là nằm trong xu thế chung của nền kinh tế trong những năm 2011 và 2012.

Như vây, thông qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp từ các CTCP thuộc TCT XMVN cho thấy tình hình tài chính năm 2010, năm 2009 so với năm 2008 được cải thiện; nhưng 2011, năm 2012 so với các năm 2008, 2009 và 2010 thì tình hình tài chính lại giảm sút. Do vây, tăng cường cơng tác phân tích tài chính đối với các CTCP là có tính cấp bách, nhằm giúp các nhà quản lý nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời tình hình tài chính của cơng ty từ đó có các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất.

2.2 THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CTCP THUỘC TCT CNXM VIỆT NAM TCT CNXM VIỆT NAM

Để phản ánh thực trạng nội dung phân tích tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, luận án đã tiến hành khảo sát, thu thập tài liệu của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Luận án đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho các nhà quản lý của 15 CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, kết quả thu về chỉ có các nhà quản lý của 12 CTCP tham gia khảo sát (phụ lục 3a). Cách thức

khảo sát là phát phiếu khảo sát trực tiếp và gửi phiếu khảo sát qua Email. Nội dung phiếu khảo sát được phản ánh tại phụ lục 2b. Kết quả khảo sát được tổng

hợp ở phụ lục 3b. Bên cạnh đó, luận án đã thu thập và nghiên cứu các tài liệu về nội dung phân tích tài chính của các CTCP: Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch, Báo cáo phân tích, … . Ngồi ra, tác giả luận án cịn trao đổi trực tiếp với một số nhà quản lý trong các CTCP. Từ kết quả khảo sát và tìm hiểu thực tế tại các CTCP, tác giả nhận thấy thực trạng nội dung phân tích tài chính được thể hiện qua các nội dung như sau:

2.2.1 Thực trạng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

Theo kết quả khảo sát (phụ lục 3b), có 100% CTCP tham gia khảo sát đều tiến hành phân tích tình hình biến động và cơ cấu của tài sản, 100% CTCP tham gia

khảo sát đều tiến hành phân tích tình hình biến động và cơ cấu của nguồn vốn, có 58% CTCP tiến hành phân tích cơ cấu vốn cổ đơng. Cơ sở dữ liệu để phân tích chủ yếu là bảng CĐKT và thuyết minh báo cáo tài chính của CTCP. Kỳ phân tích thường là năm.

2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản.

Phân tích sự biến động tài sản, các CTCP đều sử dụng các chỉ tiêu tài sản chủ yếu trên Bảng CĐKT. Phân tích cơ cấu tài sản, các CTCP đều sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng TSNH/Tổng tài sản và tỷ trọng TSDH/Tổng tài sản. Trong nội dung phân tích này, các CTCP sử dụng phương pháp so sánh để xác định sự biến động của các chỉ tiêu tài sản về quy mô, tỷ lệ và tỷ trọng. Các CTCP dựa vào trị số và kết quả so sánh của các chỉ tiêu quy tài sản để đánh giá khái quát tình hình biến động của tổng tài sản và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu tài sản chủ yếu. Dựa vào các chỉ tiêu tỷ trọng, các CTCP đánh giá khái quát cơ cấu tài sản của CTCP.

Khảo sát thực tế tại CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai, việc phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản được thể hiện như sau:

Cơ sở dữ liệu để phân tích là bảng CĐKT và thuyết minh báo cáo tài chính của CTCP. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nội dung này là phương pháp so sánh. Phân tích sự biến động tài sản, CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai đã sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản và các chỉ tiêu tài sản chủ yếu trên bảng CĐKT (các chỉ tiêu thể hiện ở bảng 2.7a). Phân tích cơ cấu tài sản, CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng TSNH/Tổng tài sản và tỷ trọng TSDH/Tổng tài sản (các chỉ tiêu tỷ trọng được thể hiện ở bảng 2.7b). Dựa vào số liệu bảng 2.7a, cơng ty đánh giá tình hình biến động tài sản. Dựa vào số liệu bảng 2.7b, cơng ty đánh giá tình hình cơ cấu tài sản. Cụ thể:

Bảng 2.7a: Tình hình biến động tài sản của CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai

Số tiền (Trđ)

Tỷ lệ (%)

A. Tài sản ngắn hạn 713.279 599.411 113.868 19,00

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w