III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH
3.3.7.2 Phân tích tình hình bảo tồn, phát triển vốn cổ phần
Bảo toàn, phát triển vốn cổ phần là mối quan tâm của các nhà quản trị và chủ sở hữu, đặc biệt là chủ sở hữu nhà nước. Thực tế, các CTCP chưa thực hiện phân tích tình hình bảo tồn vốn cổ phần. Do vậy, luận án đề xuất giải pháp bổ sung nội dung phân tích tình hình bảo tồn, phát triển vốn cổ phần giúp cho nhà quản trị và chủ sở hữu CTCP biết được tình hình bảo tồn, phát triển vốn cổ phần của cơng ty, để có các quyết định quản lý phù hợp cho số vốn đầu tư của chủ sở hữu.
- Về chỉ tiêu phân tích, các CTCP sử dụng chỉ tiêu hệ số bảo tồn vốn cổ phần. Có hai cách để xác định chỉ tiêu, cụ thể:
Hệ số bảo toàn vốn cổ phần theo giá trị sổ sách =
Tổng giá trị tài sản thuần Tổng giá trị vốn cổ phần
(3.18) Cơ sở số liệu tính chỉ tiêu dựa vào bảng CĐKT và thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, tổng giá trị tài sản thuần là phần chênh lệch giữa tổng giá trị tài sản với nợ phải trả.
Nếu hệ số lớn hơn 1 thì vốn cổ phần phát triển. Nếu hệ số bằng 1 thì vốn cổ phần được bảo toàn. Nếu hệ số nhỏ hơn 1 là vốn cổ phần khơng được bảo tồn. Chỉ tiêu này có ưu điểm là dễ dàng tính tốn dựa vào số liệu của bảng CĐKT. Tuy nhiên, dựa vào chỉ tiêu chỉ đánh giá được tình hình bảo tồn theo giá trị ghi sổ của CTCP mà khơng tính đến sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Hệ số bảo toàn vốn cổ phần theo giá trị thị trường =
Tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần
Tổng giá trị vốn cổ phần (3.19 ) Cơ sở số liệu để xác định chỉ tiêu căn cứ vào BCTC và thông tin trên thị trường chứng khoán.
Hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 thì theo giá thị trường vốn cổ phần được bảo toàn. Hệ số nhỏ hơn 1 thì theo giá thị trường vốn cổ phần khơng được được bảo toàn. Dựa vào chỉ tiêu này đánh giá được tình hình bảo tồn theo giá trị thị trường.
- Về quy trình thực hiện phân tích: Xác định chỉ tiêu, so sánh chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Căn cứ vào trị số của chỉ tiêu, kết quả so sánh và các dữ liệu liên quan để đánh giá tình hình bảo tồn vốn cổ phần, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng. Tùy theo mục đích cụ thể và tình hình thu thập dữ liệu, nhà phân tích có thể lựa chọn chỉ tiêu phù hợp, hoặc kết hợp cả 2 chỉ tiêu. Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thơng tin chung, thơng tin của thị trường chứng khốn, thơng tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm tốn và thơng tin khác của CTCP. Kỳ phân tích là quý, năm nằm cung cấp thơng tin một cách kịp thời.
Ví dụ: Phân tích tình hình bảo tồn vốn cổ phần của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn.
Bảng 3.15: Bảng phân tích tình hình bảo tồn vốn cổ phần CTCP xi măng Vicem Bút Sơn Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Hệ số bảo toàn vốn cổ phần theo giá trị thuần của tài sản
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn năm 2010-2012) [13]
Tình hình bảo tồn vốn cổ phần của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn được đánh giá như sau: Cuối năm 2010, hệ số bảo toàn là 1,19 thì vốn cổ phần được bảo tồn nhưng đến cuối năm 2011, 2012 hệ số bảo tồn giảm về 0,98 và 0,90 thì vốn cổ phần khơng được bảo tồn. Qua các năm hệ số bảo toàn giảm dần, cuối năm 2011 so với cuối năm 2010 hệ số bảo toàn giảm 0,21, cuối năm 2012 so với cuối năm 2011 hệ số bảo toàn giảm 0,08. Vốn cổ phần của cơng ty khơng được bảo tồn là do công ty sử dụng nhiều vốn vay bằng ngoại tệ trong điều kiện tỷ giá hối đoái biến động tăng và trong năm 2011, 2012 công ty đều bị lỗ.