I. Tiền và các khoản tương đương tiền
3.3.4 Phân tích kết quả kinh doanh
Hồn thiện nội dung phân tích KQKD giúp cho chủ thể quản lý thấy được những thông tin cơ bản về KQKD và các nguyên nhân ảnh hưởng đến KQKD của CTCP. Từ đó, có các biện pháp quản lý cụ thể để gia tăng KQKD của CTCP.
Xuất phát từ những đánh giá về thực trạng phân tích KQKD ở chương 2, luận án đề xuất giải pháp hồn thiện nội dung phân tích nội dung này như sau:
- Về chỉ tiêu phân tích: Các CTCP cần sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD.
- Về quy trình thực hiện phân tích, cơ sở dữ liệu cần thu thập và kỳ phân tích.
Quy trình thực hiện phân tích là: Thu thập dữ liệu, lập bảng phân tích (so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu); dựa vào bảng phân tích và các dữ liệu liên quan để đánh giá tình hình và KQKD của CTCP từ tổng quát đến chi tiết, chỉ rõ các nguyên nhân ảnh hưởng, xác định trọng điểm cần tăng cường quản lý.
Cơ sở dữ liệu thu thập để phân tích gồm: Thơng tin chung, thơng tin của ngành, báo cáo tài chính đã kiểm tốn và thơng tin khác của CTCP. Kỳ phân tích là quý và năm.
Ví dụ: Phân tích kết quả kinh doanh của CTCP xi măng Vicem Hải Vân. - Lập bảng phân tích 3.6
- Căn cứ vào bảng 3.6, ta thấy: CTCP xi măng Vicem Hải Vân có kết quả kinh doanh tốt: Cả 2 năm công ty đều thu được lợi nhuận, năm 2012 so với năm 2011 thì doanh thu tăng và lợi nhuận cũng tăng. Lợi nhuận năm 2012 tăng chủ yếu là do LNKD tăng.
Phân tích chi tiết: Trong năm 2012, doanh thu thuần bán hàng đã tăng 46.949 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,05% và doanh thu tài chính tăng 359 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,05% đã làm tăng tổng doanh thu thuần của công ty. Trong bối cảnh thị trường xi măng Việt Nam đang ở trạng thái cung vượt cầu thì việc tăng doanh thu thuần bán
hàng là sự nỗ lực lớn của cơng ty.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về chi phí: giá vốn hàng bán tăng, chi phí bán hàng và chi phí tài chính, chi phí khác đã tăng. Năm 2012 so với năm 2011, giá vốn hàng bán tăng 25.774 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,46%; chi phí tài chính tăng 15.110 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 205,41% là do trong năm 2012 công ty đã thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng để sớm thu hồi tiền hàng; chi phí bán hàng tăng 5.678 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 17,61%; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 9.162 triệu đồng, tỷ lệ giảm 26,67% và chi phí khác tăng 1 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần bán hàng, nhưng tỷ lệ tăng chi phí bán hàng và chi phí tài chính lại lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần bán hàng nên công ty cần trú trọng đến việc quản lý chi phí bán hàng và cân nhắc chính sách chiết khấu.
Bảng 3.6: Bảng phân tích KQKD của CTCP xi măng Vicem Hải Vân
Chỉ tiêu Năm 2012 (triệu đồng) Năm 2011 (triệu đồng) 2012 so với 2011 Số tuyệt đối %
1. Doanh thu cung cấp hàng hóa và dịch vụ 740.489 675.975 64.514 9,542. Các khoản giảm trừ doanh thu 27.300 9.635 17.665 183,34 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 27.300 9.635 17.665 183,34 3. Doanh thu thuần bán hàng và dịch vụ 713.288 666.339 46.949 7,05 4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 603.710 577.936 25.774 4,46 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ 109.577 88.403 21.174 23,95 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.608 3.249 359 11,05
7. Chi phí tài chính 22.466 7.356 15.110 205,41
Trong đó, chi phí lãi vay 2.701 2.952 -251 -8,50
8. Chi phí bán hàng 37.914 32.236 5.678 17,61
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25.062 34.224 -9.162 -26,77
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 27.743 17.834 9.909 55,56
11. Thu nhập khác 363 68 295 433,82
12. Chi phí khác 1 1
13. Lợi nhuận khác 362 68 294 432,35
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 8.553 8.583 -30 -0,35 16. Chi phí thuế TNDN hỗn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 19.551 9.319 10.232 109,80 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng) 1.057 504 553 109,72
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2012 của CTCP XM vicem Hải Vân, phụ lục 19)