III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC
yn+ L= n+ y Trong đó:
3.4.3 Kiến nghị đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam
* Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam để đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều được định hướng và quản lý bởi bộ máy quản lý CTCP. Trong quy chế tài chính của CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam cần phải định hướng về cơng tác phân tích tài chính về các vấn đề như bộ máy, con người, nội dung, quyền và trách nhiệm của bộ phận phân tích tài chính
CTCP với các bộ phận quản lý chức năng.
* Các nhà quản lý của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam cần hình thành thói quen sử dụng thơng tin phân tích tài chính vào các quyết định kinh tế, tài chính của Thủ trưởng đơn vị, cần xây dựng quy trình tổ chức phân tích tài chính khoa học. Đối với công ty đại chúng cần tuân thủ các quy định về cơng bố thơng tin.
Quy trình tổ chức phân tích tài chính của các CTCP cần chia thành 3 giai đoạn: Lập kế hoạch phân tích; chuẩn bị phân tích và kết thúc phân tích.
- Giai đoạn thứ nhất: Lập kế hoạch phân tích
Trong kế hoạch phân tích phải xác định rõ mục tiêu phân tích cụ thể; xác định phạm vi phân tích: Phân tích bộ phận hay phân tích tồn diện; xác định kỳ phân tích và tiến độ phân tích. Kỳ phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam có thể tiến hành định kỳ theo quý, năm. Việc xác định tiến độ phân tích nhằm đảm bảo cho kết quả phân tích được cung cấp kịp thời phục vụ cho quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và ra quyết định.
Trong kế hoạch phân tích cần xác định, lựa chọn nội dung phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích và kỳ phân tích nhằm phát huy được hiệu quả của phân tích tài chính. Tùy theo mục tiêu phân tích cụ thể mà CTCP lựa chọn nội dung phân tích phù hợp nhất, tránh xa rời mục tiêu đề ra, làm lãng phí thời gian và cơng sức, ...
Trong kế hoạch phân tích cần xác định phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích hợp lý sẽ đảm bảo kết quả phân tích đầy đủ và chính xác. Vì vậy, nhà phân tích cần phân loại các nội dung phân tích để lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng nội dung, đồng thời cũng cần kết hợp nhiều phương pháp để đảm bảo đánh giá một cách tồn diện và chi tiết nội dung phân tích.
Trong kế hoạch phân tích cần xác định nguồn thông tin tài liệu phục vụ cho phân tích. Thơng tin phục vụ cho phân tích tài chính bao gồm thơng tin bên trong DN và thông tin bên ngoài DN. Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích đã xác định để chỉ rõ những dữ liệu cần thu thập và nguồn cung cấp dữ liệu.
phụ trách cơng tác phân tích, xử lý thơng tin. Cơng việc này nên được giao cho nhân viên phịng chức năng như phịng kế tốn hay phòng kinh doanh hay phòng kế hoạch… đảm nhận.
- Giai đoạn thứ hai: Thực hiện phân tích
Khi tiến hành phân tích tài chính nhà phân tích sẽ thực hiện theo đúng các
nội dung đã đề cập trong kế hoạch. Cơng việc của bước này có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và độ chính xác của kết quả phân tích.
Người thực hiện phân tích tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết dựa trên cơ sở nguồn tài liệu đã nêu rõ trong kế hoạch. Dữ liệu cần thu thập là những thông tin bên ngồi và những thơng tin bên trong CTCP. Khi đã thu thập được dữ liệu cần thiết đòi hỏi người thực hiện phân tích phải kiểm tra chất lượng, số lượng của những dữ liệu thu thập được. Dữ liệu phục vụ cho phân tích, chính là yếu tố “đầu vào”. Do vậy, chất lượng dữ liệu “đầu vào” là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng kết quả phân tích, là “đầu ra”.
Người thực hiện phân tích tiến hành xử lý các dữ liệu thu thập được để đáp ứng cho việc tính tốn và phân tích.
Người thực hiện phân tích tiến hành tính tốn chỉ tiêu phân tích, tính tốn đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố làm cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của CTCP.
Cuối cùng, nhà phân tích cần có những đánh giá về tài chính của đơn vị, chỉ rõ ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân, đề xuất kiến nghị phù hợp.
- Giai đoạn thứ ba: Kết thúc phân tích
Người thực hiện phân tích cần lập Báo cáo kết quả phân tích. Báo cáo phân tích cần thể hiện được những nội dung cơ bản: đánh giá thực trạng tài chính của CTCP, những kết quả đạt được; những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại; các dự báo cho tương lai; kiến nghị.
Tổ chức báo cáo kết quả phân tích. Hình thức báo cáo có thể là tổ chức hội nghị hoặc công bố thông tin công khai trên các phương tiện thông tin nhằm đảm bảo cho kết quả phân tích đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của các chủ thể quản
lý quan tâm.
Cuối cùng là hồn chỉnh hồ sơ phân tích và lưu trữ hồ sơ phân tích. Khi đã hồn tất các cơng việc liên quan đến phân tích tài chính, người phân tích cần hồn chỉnh hồ sơ phân tích một cách khoa học, có hệ thống để lưu trữ hồ sơ, thời gian lưu trữ hồ sơ phân tích tùy thuộc vào kỳ phân tích cụ thể. Kết quả phân tích theo niên độ sẽ có thời gian lưu trữ dài hơn, ít nhất là 5 năm.
* Xây dựng công tác đào tạo cán bộ: Để đảm bảo được cơng việc phân tích tài chính tại đơn vị thì đội ngũ cán bộ làm công tác này phải giỏi về chun mơn nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính kế tốn, phải hiểu biết về hoạt động kinh doanh của CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, phải hiểu biết về pháp luật, môi trường kinh doanh và xu thế phát triển trong khu vực và thế giới, đồng thời đội ngũ cán bộ phân tích tài chính doanh nghiệp có đủ năng lực chun mơn về Phân tích tài chính có như vậy thì Phân tích tài chính trong CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam mới trở thành công cụ quản lý giúp cho các chủ thể quản lý trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hiệu quả hoạt động của các DN này trong quá trình hoạt động của mình.
Kết luận chương 3:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân tích tài chính trong các CTCP ở chương 1, cũng như đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính tại các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam ở chương 2. Trong chương 3, luận án đã khái quát định hướng phát triển của TCT CNXM Việt Nam và nêu rõ mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp hồn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam ở Việt Nam hiện nay, cũng như các điều kiện để thực hiện những giải pháp này đối với các cơ quan quản lý nhà nước, TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam.
KẾT LUẬN
Các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cung cấp sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình trọng điểm quốc gia, các cơng trình xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà máy, cơng sở, trường học, nhà ở,… góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các DN trong nước với nhau và với DN nước ngồi thì các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong q trình hoạt động. Một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các nhà quản trị trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam chưa thực sự trú trọng sử dụng cơng cụ phân tích trong quản trị tài chính. Phân tích tài chính trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do vậy, luận án luận án đã tập trung nghiên cứu để hồn thiện nội dung phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả của cơng cụ phân tích tài chính trong quản lý.
Trên cơ sở những luận giải, phân tích chi tiết và phân tích tổng hợp, luận án đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:
1. Luận án đã hệ thống hóa, làm rõ hơn lý luận cơ bản về các vấn đề: công ty cổ phần (CTCP) và phân tích tài chính CTCP, đặc biệt là 8 nội dung phân tích tài chính CTCP nhằm phục vụ cơng tác quản lý tài chính của CTCP cũng như các bên có liên quan, tạo nền tảng lý luận để tác giả nghiên cứu thực tế và đề xuất giải pháp theo phạm vi và mục tiêu nghiên cứu.
2. Luận án đã tổng hợp nội dung phân tích tài chính CTCP của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào phân tích tài chính CTCP ở Việt Nam.
3. Luận án đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam, đặc điểm tổ chức bộ
máy quản lý, đặc điểm hoạt động tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam và tổng hợp kết quả hoạt động của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam trong những năm gần đây. Luận án đã tìm hiểu, khảo sát thực trạng nội dung phân tích tài chính tại các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam và đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân của kết quả và nguyên nhân của những tồn tại.
4. Nhằm định hướng cho các giải pháp hồn thiện nội dung phân tích tài chính, luận án đã đề cập đến mục tiêu phát triển kinh tế; mục tiêu phát triển ngành công nghiệp xi măng; định hướng phát triển của TCT CNXM Việt Nam và đưa ra mục tiêu, nguyên tắc hoàn thiện nội dung phân tích trong các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục tiêu trong quá trình nghiên cứu.
5. Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là hồn thiện nội dung phân tích tài chính đối với các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Các giải pháp đề xuất dựa trên cơ sở khoa hoc và thực tiễn: Lý luận phân tích tài chính, bài học kinh nghiệm về nội dung phân tích tài chính của nước ngồi và thực tiễn đặt ra của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam. Luận án đã đề xuất các giải pháp hồn thiện nội dung phân tích có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ, cụ thể, dễ thực hiện.
6. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, TCT CNXM Việt Nam và các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam là điều kiện để thực hiện các giải pháp hồn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phân tích, hiệu quả cơng tác quản lý.
Luận án hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần khơng nhỏ trong thực tiễn quản lý, giám sát của cơ quan quản lý chức năng, của TCT CNXM Việt Nam, các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giúp cho các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam ổn định và tăng trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Luận án luận án rất mong được sự đóng góp của các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp để luận án được hồn thiện hơn, có giá trị về lý luận và thực tế cao hơn.