Dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 62 - 64)

Dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu để xác định nhu cầu tài chính trong tương lai gần, giúp nhà quản trị đánh giá tiềm lực tài chính, có kế hoạch tổ chức huy

động vốn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ quá trình hoạt động của CTCP.

Có nhiều phương pháp dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm. Trong đó, phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu là phương pháp đơn giản, dễ áp dung, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh.

Quy trình dự báo các chỉ tiêu tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính

với doanh thu thuần [49, tr.50]. Dựa vào khoản mục trên Bảng CĐKT, các chỉ tiêu được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm 1: những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần: Đây là những chỉ tiêu có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi và thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần. Những chỉ tiêu này thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần, cụ thể: tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản trả trước cho người bán,...

- Nhóm 2: những chỉ tiêu khơng thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi: Khác với các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, những chỉ tiêu nhóm 2 khơng thay đổi hoặc thay đổi không theo qui luật khi doanh thu thuần thay đổi.

Bước 2: Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 [49,tr.50]

- Xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần ở kỳ trước bằng cách lấy trị số kỳ trước của chỉ tiêu nhóm 1 chia cho doanh thu thuần kỳ trước;

- Xác định trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 bằng cách lấy doanh thu thuần dự báo nhân với tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần ở kỳ trước.

Trong đó, việc dự báo doanh thu thuần có thể sử dụng phương pháp phân

tích dãy số theo thời gian, dựa trên cơ sở doanh thu thuần các kỳ trước và điều chỉnh do sự thay đổi các nhân tố: Nguồn cung của sản phẩm, nhu cầu của thị trường, giá cả của sản phẩm, …

Sau khi xác định được trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, các nhà dự báo sẽ xác định trị số của những chỉ tiêu thuộc nhóm 2 bằng cách giữ nguyên giá trị kỳ trước của các chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi. Đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nhóm 1, các nhà dự báo sẽ tiến hành xác định trên cơ sở giá trị dự báo của các chỉ tiêu ở bước 2.

Bước 4: Xác định nguồn vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức DTTdự

báo.

Nguồn vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần dự báo chính là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở bảng CĐKT dự báo) và được xác định như sau:

Nguồn vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần dự báo =

Tổng nguồn vốn dự báo -

Tổng tài

sản dự báo (1.56) Trong trường hợp nguồn vốn thừa (do tổng nguồn dự báo > tổng tài sản dự báo) thì CTCP cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý là đầu tư thêm tài sản hay hoàn trả bớt nguồn vốn. Trong trường hợp nguồn vốn thiếu (do tổng nguồn vốn dự báo < tổng tài sản dự báo) thì CTCP phải có kế hoạch để huy động thêm các nguồn vốn khác nhằm đáp ứng đủ nhu cầu vốn, hoặc có các biện pháp quản trị vốn thích hợp để giảm nhu cầu vốn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 62 - 64)