Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản là đánh giá về cơ cấu tài sản và sự biến động quy mô, cơ cấu tài sản và các nguyên nhân tác động. Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản giúp cho nhà quản trị CTCP và các nhà quản lý khác biết được tình hình tăng giảm tài sản, phân bổ tài sản của CTCP, biết được việc quản lý và sử dụng tài sản của CTCP trong kỳ có hợp lý hay khơng? các nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự biến động và cơ cấu của tài sản? Từ đó, giúp cho nhà quản trị CTCP có các biện pháp để quản lý và sử dụng tài sản phù hợp, giúp cho các chủ thể quản lý khác có các quyết định quản lý đúng đắn. Cơ sở số liệu phục vụ phân tích dựa vào các chỉ tiêu tài sản trên bảng CĐKT. Chỉ tiêu phân tích là các chỉ tiêu tài sản trên bảng CĐKT thể hiện dưới dạng quy mơ và tỷ trọng.
Phân tích cơ cấu tài sản: Xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại tài sản giữa cuối kỳ với đầu kỳ. Qua đó, đánh giá cơ cấu tài sản và sự biến động của cơ cấu tài sản từ khái quát đến chi tiết.
Phân tích sự biến động tài sản: Thơng qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của tổng tài sản, từng chỉ tiêu tài sản. Qua đó đánh giá khái quát sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của CTCP và đánh giá chi tiết sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản.
Khi phân tích tình hình tài sản, nhà phân tích cần chú ý đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh của CTCP. Bên cạnh đó, nhà phân tích cần quan tâm đến tác động
của các loại tài sản đối với q trình kinh doanh và chính sách tài chính của CTCP trong việc tổ chức huy động vốn. Cụ thể: Sự biến động của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn; sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu dự trữ đến khâu bán hàng; sự biến động của các khoản phải thu chịu ảnh hưởng của cơng việc thanh tốn và chính sách tín dụng của CTCP đối với khách hàng; sự biến động của TSCĐ cho thấy quy mô và năng lực sản xuất của CTCP…