- Cơng việc phân tích tài chính DN ở nước ta chưa được coi là một nghề.
3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp xi măng giai đoạn 2011-
Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29 tháng 08 năm 2011của Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ quan điểm và mục tiêu phát triển ngành xi măng giai đoạn 2011 -2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 [13].
Quan điểm phát triển:
- Về đầu tư: Đầu tư phát triển cơng nghiệp xi măng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ mơi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và bảo đảm an ninh, quốc phòng. Ưu tiên các dự án xi măng đầu tư ở các tỉnh phía Nam; các dự án đầu tư mở rộng; các dự án công suất lớn, công nghệ hiện đại, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp. Các dự án xi măng thuộc danh mục đầu tư kèm theo Quyết định này, chỉ được phép đầu tư xây dựng công đoạn nghiền xi măng có cơng suất tương ứng với năng suất lị nung clanhke; khơng đầu tư các trạm nghiền độc lập, riêng lẻ.
- Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất. Lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất ổn định, sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải trong các nhà máy xi măng để phát điện,
Mục tiêu phát triển: Phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững, có cơng nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường; tiết kiệm nguyên liệu,
nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Dự báo nhu cầu giai đoạn 2015 – 2020:
Năm Nhu cầu xi măng (Triệu tấn)
2015 75 - 76
2020 93 - 95
2030 113 - 115
Yêu cầu đối với TCT CNXM Việt Nam: Giữ vai trị chính trong việc ổn định sản xuất và tiêu thụ xi măng trong cả nước; Thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính phủ về bình ổn thị trường xi măng trong cả nước.