Định hướng chiến lược phát triển TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 110 - 111)

- Cơng việc phân tích tài chính DN ở nước ta chưa được coi là một nghề.

3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2011-

Chiến lược mà TCT CNXM Việt Nam đặt ra cho giai đoạn 2011 -2020 là:

Thứ nhất, xác định sản xuất xi măng là chủ chốt và chỉ đa dạng hoá những

ngành nghề liên quan đến ngành xi măng là chính. Tập trung đầu tư ngành cơng nghiệp xi măng, sau đó ưu tiên ngành gần xi măng như bê tông trộn sẵn và các ngành cốt liệu (sản phẩm sau xi măng). Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và đổi mới cơng nghệ để duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, mẫu mã, số lượng mặt hàng xi măng là sản phẩm chính của TCT CNXM Việt Nam, đồng thời tập trung nghiên cứu để đầu tư và hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng mới phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển vật liệu xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, thực hiện cam kết đối với cổ đông là nỗ lực thỏa mãn các cổ đông

lớn cũng như các cổ đông nhỏ, phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận tối ưu/vốn đầu tư; TCT CNXM Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của các cổ đông.

Thứ ba, xây dựng VICEM (TCT CNXM Việt Nam) trở thành một thương hiệu được lựa chọn số 1 trong ngành công nghiệp xi măng, chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng và dịch vụ vượt trội, tập trung tư vấn đào tạo công nhân kỹ thuật ngành xi măng và trên lĩnh vực tài chính sẽ rút dần các ngành kinh doanh khơng chủ chốt như bao bì. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư mới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực

và thế giới; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Để thực hiện được điều này, TCT CNXM Việt Nam sẽ phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước để đầu tư. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn, kể cả hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Tập trung triển khai thực hiện cổ phần hoá để tận dụng năng lực toàn xã hội.

Thứ tư, chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên tinh nhuệ, tạo dựng TCT CNXM

Việt Nam thành một môi trường cho sự phát triển bằng cách tạo cơ hội cho sự phát triển và thành đạt của người lao động.

Thứ năm, mở rộng thị trường, thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả xi măng

trên phạm vi tồn quốc; giữ vững vai trị làm công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành Cơng nghiệp xi măng nói chung, của TCT CNXM Việt Nam nói riêng đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các DN thuộc TCT CNXM Việt Nam cần tăng cường công tác quản trị DN, đặc biệt là quản trị tài chính. Muốn vậy, các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam cần có sự đánh giá đúng hơn về vai trị của cơng cụ phân tích tài chính trong quản lý tài chính, cần hồn thiện nội dung phân tích tài chính nhằm cung cấp đầy đủ, toàn diện và đáng tin cậy những thơng tin về tài chính cho các chủ thể quản lý, đặc biệt là các nhà quản trị CTCP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w