Phân tích tình hình tài trợ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 41 - 44)

Khi phân tích tình hình tài trợ là đánh giá tình hình tài trợ trên các phương diện về: Mức độ độc lập, tự chủ và ổn đinh về tài chính trong tài trợ. Phân tích tình hình tài trợ nhằm giúp cho nhà quản trị CTCP và các chủ thể quản lý khác biết được mức độ độc lập, tự chủ về tài chính trong tài trợ; mức độ ổn định, an tồn của chính sách tài trợ; phát hiện những dấu hiệu mạo hiểm trong tài trợ để các nhà quản trị và các nhà quản lý khác đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhất. Cơ sở số liệu để phân tích tình hình tài trợ là dựa vào số liệu của bảng CĐKT. Kỳ phân tích là quý, năm để kịp thời cung cấp thông tin cho các nhà quản lý.

Thứ nhất: Về mức độ độc lập, tự chủ tài chính trong tài trợ là nghiên cứu về

khả năng tự tài trợ của VCSH cho tài sản của CTCP ở các cấp độ khác nhau. Thông thường, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

(1) Hệ số tự tài trợ tài sản (Hệ số tự tài trợ tổng quát): Chỉ tiêu phản ánh mức độ tự chủ tài chính của CTCP. Chỉ tiêu cho biết khả năng độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và khả năng rủi ro về tài chính của CTCP. Trị số chỉ tiêu càng lớn (càng gần 1) thì mức độ độc lập trong tài trợ tài sản càng cao và ngược lại.

Hệ số tự tài trợ tổng quát

= Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

(1.1)

[28, tr.141; 29, tr.85]

(2) Hệ số tự tài trợ TSDH: Chỉ tiêu cho biết mức độ tự tài trợ của VCSH đối với TSDH. Trị số chỉ tiêu càng lớn thì mức độ độc lập trong tài trợ dài hạn càng cao.

Hệ số tự tài trợ

TSDH =

Vốn chủ sở hữu

Tài sản dài hạn (1.2)

[38, tr.174; 48, tr.213; 29, tr.85]

với TSCĐ. Trị số chỉ tiêu càng lớn thì mức độ độc lập trong tài trợ TSCĐ càng cao. Hệ số tự tài trợ

TSCĐ =

Vốn chủ sở hữu

TSCĐ (1.3)

[29,tr.85]

Thơng qua các chỉ tiêu phân tích (1.1; 1.2; 1.3) có đủ cơ sở để đánh giá khái qt tình hình tự tài trợ bằng VCSH của các CTCP. Tuy nhiên, luận án cho rằng khi phân tích tình hình tự tài trợ đối với CTCP thì nhà phân tích cần sử dụng thêm một số chỉ tiêu phân tích tài chính có tính đặc thù, giúp cho các chủ thể quản lý thấy rõ hơn vai trò của vốn cổ phần trong việc tự tài trợ, như: hệ số tự tài trợ tài sản bằng vốn cổ phần; hệ số tự tài trợ TSCĐ bằng vốn cổ phần.

Thứ hai: Xét về sự ổn định tài chính trong tài trợ, thì mỗi loại tài sản cần được

tài trợ bằng một nguồn vốn nhất định. Việc sử dụng nguồn vốn để tài trợ cho những nhu cầu vốn của CTCP được xem xét trên nguyên tắc cân đối về giá trị và thời gian, điều này địi hỏi các nhà quản trị phải tính đến cả hai yếu tố an toàn trong cơ cấu vốn nhưng vẫn đảm bảo chi phi nguồn vốn tương đối hợp lý nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn như mong muốn. Vấn đề này thường được xem xét qua các mối quan hệ cân đối giữa khoản nợ ngắn hạn với TSNH, giữa các khoản nợ dài hạn và VCSH với TSDH. Để từ đó thấy được cách thức tài trợ cho các loại tài sản của CTCP là hợp lý hay không hợp lý. Thông thường, TSDH được tài trợ bằng VCSH và nợ dài hạn, còn tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Do đó, nếu VCSH và nợ dài hạn lớn hơn TSDH, còn TSNH lớn hơn nợ ngắn hạn thì tình hình tài chính của cơng ty là ổn định. Ngược lại, nếu VCSH và nợ dài hạn nhỏ hơn TSDH chứng tỏ CTCP phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các TSDH, việc sử dụng vốn như vậy chưa đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính khiến cho rủi ro tài chính cao và khả năng thanh tốn của CTCP là khơng đảm bảo.

Phân tích sự ổn định trong tài trợ là nghiên cứu sự cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với TSDH theo chiều ngang và chiều dọc, thông qua chỉ tiêu hệ số tài trợ thường xuyên và chỉ tiêu vốn lưu chuyển, Các chỉ tiêu được xác định như sau:

Hệ số tài trợ thường xuyên

[28, tr.142] =

Nguồn vốn dài hạn

Tài sản dài hạn (1.4) Chỉ tiêu cho biết, mức độ tài trợ TSDH bằng nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn tài trợ thường xuyên). Trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của CTCP càng cao. Ngược lại, trị số chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1 thì CTCP càng bị áp lực nặng nề trong thanh toán nợ ngắn hạn, cân bằng tài chính ở trong tình trạng xấu, khơng ổn định. Do vậy, các CTCP không nên huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH mà nên huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho TSDH và một phần của TSNH.

Vốn lưu chuyển = nguồn vốn dài hạn – TSDH [26, tr. 133] (1.5) Trị số chỉ tiêu vốn lưu chuyển có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0. Sử dụng chỉ tiêu vốn lưu chuyển trong phân tích có thể chỉ rõ được sự tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu.

Khi phân tích tình hình tài trợ, các CTCP cần lưu ý đến chi phí sử dụng vốn để có những đánh giá hợp lý về tình hình tài trợ của đơn vị dựa trên các mục tiêu: Tự chủ, ổn định và hiệu quả.

Quy trình thực hiện phân tích: Thu thập dữ liệu, xác định các chỉ tiêu phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, so với chỉ tiêu trung bình ngành (nếu có). Căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tế của CTCP để đánh giá tình hình tài trợ của CTCP: Mức độ độc lập và sự thay đổi về mức độ độc lập và sự ổn định trong tài trợ của CTCP.

1.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán của CTCP ảnh hưởng đến sự tồn tại của CTCP. Tình hình cơng nợ hợp lý về quy mơ và thời gian sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính của CTCP và ngược lại. Khả năng thanh toán phù hợp với nhu cầu thanh toán đảm bảo cho CTCP đạt được những mục tiêu: Uy tín, chủ động và hiệu quả. Tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, nhà phân tích thường tiến hành phân tích đồng thời tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w