Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Theo quan điểm của nhóm tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học viện Tài chính, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm phân tích khái qt tình hình tài chính DN và phân tích cụ thể: phân tích chính sách tài chính DN (chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng và chính sách phân phối KQKD); phân tích tiềm lực tài chính (tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền, khả năng thanh tốn, tốc độ luân chuyển vốn, khả năng sinh lời); phân tích tình hình tăng trưởng và dự báo TCDN. [28]
Theo quan điểm của nhóm tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của Đại học Kinh tế quốc dân, nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm: Đánh giá khái qt tình hình tài chính; phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho HĐKQ; phân tích tình hình và khả năng thanh tốn; phân tích hiệu quả kinh doanh; định giá DN, phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính; dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. [38]
Từ hai quan điểm trên, cho thấy nội dung phân tích tài chính được sắp xếp khác nhau, nhưng về cơ bản là nội dung phân tích cụ thể được bao hàm bên trong giống nhau và đều tiếp cận theo hướng từ phân tích khái quát đến phân tích cụ thể tài chính tài chính doanh nghiệp. Cách tiếp cận nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp như vậy sẽ cung cấp thơng tin tài chính tồn diện và chi tiết về các khía cạnh tài chính doanh nghiệp cho các nhà quản lý.
Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì việc tiếp cận nội dung phân tích tài chính theo quy trình tài chính CTCP là: Huy động vốn, sử dụng vốn, tài trợ vốn và
tổ chức hoạt động kinh doanh…giúp cho các nhà quản trị tài chính CTCP xác định rõ hiệu quả từng khâu, từng giai đoạn trong quy trình tài chính CTCP, cung cấp những thơng tin cụ thể giúp họ quản trị tài chính CTCP một cách hiệu quả nhất nên nội dung phân tích tài chính CTCP bao gồm 8 vấn đề cơ bản: Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn; phân tích tình hình tài trợ; phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn; phân tích kết quả kinh doanh; phân tích hiệu quả kinh doanh; phân tích tình hình lưu chuyển tiền; phân tích tăng trưởng; phân tích rủi ro tài chính và dự báo các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Trình tự các nội dung phân tích tài chính tạo thuận lợi cho CTCP sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo tài chính.