2.3. Môi trƣờng marketing vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch
2.3.2. Phân tích doanh nghiệp kinh doanh du lịch
2.3.2.1. Khái niệm phân tích doanh nghiệp
Phân tích doanh nghiệp thực chất là việc phân tích nguồn lực của doanh nghiệp và đưa ra những đánh giá về sản phẩm của doanh nghiệp đó. Trong kinh doanh du lịch, sản phẩm chính là các dịch vụ du lịch. Kết quả của việc phân tích doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình đặt trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh.
2.3.2.2. Nội dung cơ bản khi phân tích doanh nghiệp
Với khái niệm về phân tích doanh nghiệp trên đây, có thể thấy nội dung chính của việc phân tích doanh nghiệp bao gồm phân tích nguồn lực của doanh nghiệp và phân tích sản phẩm.
● Phân tích nguồn lực của doanh nghiệp
Mơi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp ln tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hồn thiện cơng tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn lực của doanh nghiệp là tất cả các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn lực doanh nghiệp thường bao gồm các yếu tố sau:
- Nhân lực: là nguồn lực về con người trong doanh nghiệp, bao gồm cả người lao động và người lãnh đạo của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nguồn nhân lực chính là năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ), hành vi ứng xử và đạo đức của tất cả những thành viên trong doanh nghiệp để đẩy mạnh, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh dịch vụ mà dịch vụ được tạo thành bởi sự tương tác giữa con người với con người. Vì vậy, sự hài lịng của khách hàng về sản phẩm,
54
dịch vụ du lịch phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố con người. Do đó, quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh du lịch đóng vai trị quan trọng trong việc tìm kiếm, thúc đẩy và phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tài lực: Là những nguồn vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, có thể hiểu đó là nguồn lực về tài chính. Chúng đóng vai trị khá quan trọng vì có thể quyết định được khả năng đầu tư và mức chịu lỗ của nhà đầu tư trước những khó khăn của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh sẽ có hiệu quả cao khi nguồn vốn của công ty được sử dụng một cách thông minh nhất, xoay chuyển và phát triển một cách hợp lí. Đẩy mạnh nguồn lực tài chính là mục đích chung của hầu hết tất cả các doanh nghiệp, nhưng để đạt được điều đó địi hỏi doanh nghiệp phải biết tận dụng triệt để những nguồn lực cịn lại và đi đúng hướng để khơng bị thâm hụt ngân sách công ty.
- Vật lực: là những nguồn lực hữu hình trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất có giá trị hiện hữu của doanh nghiệp như trụ sở làm việc, thiết bị máy móc, nội thất trong doanh nghiệp.... được sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kinh doanh du lịch, đặc biệt là kinh doanh dịch vụ lưu trú, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh được coi là một trong nguồn lực quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết để cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách. Vì thế, nguồn vật lực là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng tới sự hài lòng của du khách khi lưu trú tại khách sạn.
- Nguồn lực thông tin: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như hiện nay, nguồn lực thông tin cũng được coi là một trong những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nguồn lực thông tin bao gồm các hành động của doanh nghiệp từ việc lập kế hoạch, phối hợp, phát triển, tạo mới, kiểm soát và phổ biến một cách hiệu quả những thông tin của tổ chức, đảm bảo rằng tất cả những thông tin của công ty đã được khai thác tối đa và tận dụng đúng mục đích, truyền tải đúng đối tượng mục tiêu. Những người chịu trách nhiệm quản lý thơng tin phải chịu trách nhiệm về tính chính xác cũng như tính bảo mật của thơng tin.
Những yếu tố cấu thành nguồn lực trên đây của doanh nghiệp góp phần đáng kể và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp, nếu những yếu tố này có sự liên kết bền vững với nhau thì nó sẽ trở thành thế mạnh cốt lõi mà doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.
● Phân tích sản phẩm
Phân tích sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch thực chất là phân tích các yếu tố cấu thành nên các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho du
55
khách. Có hai nhóm yếu tố cấu thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đó là: nhóm các yếu tố hữu hình và nhóm các yếu tố vơ hình. Trong đó:
- Nhóm các yếu tố hữu hình, bao gồm: + Địa điểm cở sở kinh doanh
+ Các khu chức năng;
+ Các tiện nghi trong phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú;
+ Các tiện ích được cung cấp cho khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú; + Kiến trúc, màu sơn;
+ Giá cả sản phẩm, dịch vụ;
+ Khả năng tác nghiệp của nhân viên… - Nhóm các yếu tố vơ hình, bao gồm: + Hình ảnh về doanh nghiệp;
+ Uy tín của doanh nghiệp;
+ Danh tiếng của doanh nghiệp…
Kết quả của q trình phân tích doanh nghiệp sẽ giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để từ đây đề xuất các chiến lược marketing phù hợp để khắc phục điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của doanh nghiệp trong quá trình triển khai hoạt động marketing.
2.2.2.3. Yêu cầu cơ bản khi phân tích doanh nghiệp
Trong q trình phân tích doanh nghiệp, cần chú ý tới một số yêu cầu cơ bản sau:
- Rà soát kỹ lưỡng tất cả các yếu tố nguồn lực và các yếu tố sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để tránh bỏ sót các yếu tố phân tích.
- Đánh giá cụ thể và chi tiết các yếu tố được phân tích nhằm đảm bảo đưa ra kết quả phân tích chính xác.
- Phân tích doanh nghiệp có thể được đối sánh với phân tích đối thủ cạnh tranh để rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp một cách khách quan nhất.