Một số giải pháp về định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên các trường đại học.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 153 - 167)

- Hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ

3.3.3.Một số giải pháp về định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên các trường đại học.

trên địa bàn HàN ộ

3.3.3.Một số giải pháp về định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên các trường đại học.

các trường đại học.

Một số biện pháp trong định hướng giá trị văn hoá cho sinh viên các trường đại học nhằm tạo nên những chuyển biến tích cực về công tác định hướng, giáo dục đạo đức và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường được nêu dưới đây là xuất phát từ thực trạng và những yêu cầu bức xúc cần giải quyết trong định hướng giá trị văn hoá đạo đức cho sinh viên các trường Đại học hiện nay.

Giải pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng vềđạo

đức, lối sống cho sinh viên.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là hoạt động có ý thức của chủ thể

giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm củng cố, phát triển, truyền bá học thuyết Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó hình thành nên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận tiên tiến và khoa học, góp phần xây dựng con người mới, quan hệ xã hội mới và nền văn hoá mới. Kết quả điều tra về thực trạng đạo đức của sinh viên các trường đại học trên địa

153

bàn Hà Nội cho thấy tình trạng sa sút vềđạo đức trong thế hệ sinh viên là rất

đáng lo ngại.

Việc rèn luyện tư tưởng đạo đức bị tách khỏi hệ thống giáo dục toàn diện trong nhà trường, sinh viên coi trọng việc học tập chuyên môn hơn việc tu dưỡng đạo đức làm cho quan hệ giữa”đức” và”tài”,”hồng” và”chuyên” có nhiều dấu hiệu lệch lạc, thậm chí thái quá, không đi đúng theo tư tưởng,

đường lối mà Đảng đã vạch ra. Trong khi cơ chế thị trường làm cho các quan hệ của con người có nguy cơ bị đồng tiền làm tha hoá, thì việc xây dựng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội là việc cấp bách và thiết thực. Soi sáng và

định hướng các giá trị nhân cách, phẩm chất đạo đức cũng như ngăn ngừa mọi sai lệch chuẩn mực cách mạng do tác động mặt trái của cơ chế thị trường gây ra là việc làm cần thiết.

Để từng bước khắc phục hiện tượng này, cần thiết phải tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhất là giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho mọi thành viên trong nhà rường. Coi đó là yếu tố quan trọng hàng

đầu trong việc định hướng giá trị văn hoá đạo đức cho sinh viên.

Để nâng cao chất lượng định hướng giá trị văn hoá đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn mới, công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường cần tập trung chú ý theo chiều hướng:

- Đối với sinh viên cần tự giáo dục mình

+ Không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên với nhà trường, với Tổ quốc, với gia đình và với chính bản thân mình.

+ Nhận thức được kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề

nghiệp mà họ đang được học ở trường là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong sự tiếp tục phát triển.

+ Nhận thức được các phẩm chất nhân cách: tự chủ, sáng tạo, kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có nếp sống lành mạnh… là những giá trị cao quý của con người mà xã hội đang đòi hỏi.

154

+ Nhận thức được rằng nếu lĩnh hội được rèn luyện được, những giá trị

phẩm chất nêu trên là đã tự rèn luyện năng lực phẩm chất cho mình, đóng góp tài năng sức lực vào xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.

- Giáo dục từ phía nhà trường

+ Xác định rõ trách nhiệm ý thức của mọi thành viên trong trường (cán bộ, giảng viên, công nhân viên…) và các tổ chức đối với việc định hướng giáo dục đạo đức cho sinh viên. Có biện pháp lôi cuốn các thành viên, các tổ

chức cùng tham gia công tác này. Một mặt để các thành viên trong trường cũng luôn phải cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách của mình để

làm gương, mặt khác tạo ra phong trào sôi nổi trong toàn trường, từ đó nâng cao tính thuyết phục của công tác chính trị tư tưởng cho sinh viên.

+ Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng được quán triệt trong nhà trường là:

• Toàn bộ các môn học, ở mỗi môn học, đặc biệt là những môn học xã hội, triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Kinh tế chính trị chủ nghĩa xã hội khoa học… trong quá trình giảng dạy, học tập giáo viên phải làm rõ bản chất của chếđộ xã hội chủ nghĩa, làm rõ bản chất đạo đức cách mạng, lý tưởng cao đẹp của Đảng… Giúp cho sinh viên tìm thấy trong mỗi môn học nội dung làm phát triển nhân cách cá nhân, là phương tiện để tiếp cận chân lý, là công cụ để sáng tạo ra những giá trị đạo đức có ích cho bản thân và cho xã hội.

• Phối hợp các hình thức hoạt động, các môn học trong nhà trường để

tạo ra một chương trình giáo dục giá trị đạo đức tương đối độc lập. Đó là những giá trị đạo đức mang tính khái quát chung, theo đúng tinh thần chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trương đường lối của Đảng. Chương trình này có thể được lồng ghép trong giảng dạy một số môn học, có thể là những chuyên đề riêng được thể hiện dưới nhiều hình thức như Một số chuyên đề rộng về giá trị văn hoá đạo đức, lối sống, phẩm chất nhân cách… cũng có thể là những chuyên đề gắn liền với ngành nghề chuyên môn, đề cập tới những phẩm chất chuyên biệt của từng

155

ngành nghề. Bên cạnh đó các trường phải đẩy mạnh công tác giáo giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống dân tộc cho sinh viên.

- Tiếp tục tuyên truyền quán triệt sâu rộng trong cán bộ công nhân viên, giáo viên và sinh viên của nhà trường nội dung các Nghị quyết của Đảng về

giáo dục. Đẩy mạnh các phong trào thi đua học tốt, dạy tốt, thi cử nghiêm túc, nghiên cứu khoa học vì ngày mai lập nghiệp, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

- Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy những môn khoa học về chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ chí Minh. Quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời với việc tự

giác thực hiện mọi nội quy, quy chế của nhà trường, của Bộ giáo dục - đào tạo.

- Thường xuyên theo dõi đôn đốc việc thực hiện của cá nhân và tập thể. - Tăng cường công tác bồi dưỡng giúp đỡ, tạo điều kiện để sinh viên

được kết nạp vào Đảng. Tăng cường tuyên truyền và tổ chức các trương trình hoạt động cụ thể để nâng cao ý thức trách nhiệm , bảo vệ của công. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xây dựng ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện, có tinh thần vượt khó, có ý thức cách mạng, kiên quyết ngăn chặn và

đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. và các tệ nạn xã hội .

- Xây dựng bản lĩnh Chính trị cho sinh viên, để họ ứng phó với mọi tình huống phức tạp của đời sống, định hướng đúng cho tương lai, sự nghiệp của mình.

Giải pháp 2: Xây dựng các quy chế, nội quy hình thành các chuẩn mực về văn hoá đạo đức, hành vi ứng xử, xây dựng môi trường văn hoá học đường lành mạnh

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII về xây dựng Và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

đã nhấn mạnh việc xây dựng môi trường văn hoá chính là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện nhân cách, hướng con người vào những giá trị đạo

156

xây dựng các nội quy, quy chếđểđiều tiết hành vi ứng xử của sinh viên, hình thành nên những chuẩn mực về văn hoá đạo đức phù hợp với lứa tuổi sinh viên.

Thực tế việc xây dựng các nội quy, quy chế của các trường đại học chưa được chú trọng, đặc biệt là việc tự giác tham gia vào công tác này của sinh viên, nên cần tập trung vào những định hướng sau:

- Kết hợp với các nội quy, quy chế của sinh viên do Bộ giáo dục ban hành để soạn thảo ra nội quy, quy chế cho phù hợp với điều kiện học tập sinh hoạt và đặc thù của từng trường. Việc xây dựng và hình thành các quy chế, quy định, chuẩn mực về văn hoá đạo đức trong các trường đại học cần đảm bảo những điều sau:

+ Các quy chế đó phải có tác dụng điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên trong mọi hoạt động. Tạo ra sự ràng buộc bởi những chếđộ khen thưởng kỷ luật để sinh viên bắt buộc phải tham gia.

+ Nội dung cần hướng vào đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử của sinh viên, trong các mối quan hệ trong nhà trường, phải thiết thực, phù hợp với

điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và phù hợp với điều kiện phát triển của

địa phương.

+ Phải phù hợp với pháp luật hiện hành, các chuẩn mực vềđạo đức và văn hoá chung của dân tộc.

+ Các quy định quy tắc phải cụ thể rõ ràng dễ hiểu.

Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả chất lượng các hoạt động văn hoá.

- Xây dựng môi trường văn hoá trong đó có các hoạt động văn hoá là

đểthực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, đạo đức cho sinh viên. Trên thực tế, sinhviên các trường đều phản ánh về tình trạng chất lượng các hoạt động văn hoá ở các trường chưa cao, ngoài ra còn chưa được sự quan tâm của các tổ

chức, đoàn thể, lãnh đạo nhà trường. Dẫn đến tình trạng sinh viên ít tham gia thường xuyên và không đánh giá cao về nội dung các hoạt động đó. Bởi vậy cần:

157

+ Coi đây là nhiệm vụ giáo dục thường xuyên của các trường, đi đôi với việc học tập chuyên môn các trường cần tạo điều kiện để sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá nhằm thực hiện mục đích giáo dục chính trị, tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tưởng, đạo đức nhân văn.

+ Cần đa dạng hoá các hình thức hoạt động văn hoá của nhà trường, thu hút mạnh mẽ sinh viên tham gia vào các hoạt động đó bằng nội dung phong phú, phù hợp với lứa tuổi.

+ Tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong toàn trường về các kế hoạch tổ

chức như dùng các khẩu hiệu pa nô, áp phích, thông báo trên loa, trên bản tin của trường, và có thể gửi lịch tổ chức, mục đích cũng như nội dung lên các lớp thông qua quản sinh, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp.

- Đối với các hoạt động tổ chức của trường về khai thác sử dụng các

điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, các phong trào, vềđấu tranh ngăn chặn, bài trừ văn hoá đồi truỵ, phản động hoặc những văn hoá có ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, thông qua các việc cụ thể:

Củng cố xây dựng, khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất, kỹ thuật, các công trình văn hoá trong nhà trường phục vụ đời sống văn hoá tinh thần. Với quy mô đào tạo ở các trường tăng rất nhanh chóng trong vòng mấy năm qua, nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của sinh viên cũng ngày một cao thì số lượng sách, báo so với tổng sinh viên và diện tích bình quân trên đầu người của các khu giảng đường, thư viện, khuôn viên, vườn hoa… đều ở mức thấp. Bởi vậy: Nhiệm vụ trước mắt là phải khai thác tốt các nguồn cơ sở vật chất mà hiện trường đang có ưu tiên, củng cố các cơ sở kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu cấp bách, tối thiểu của sinh viên. Không để xảy ra tình trạng đói văn hoá trong sinh viên. Huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân địa phương, nhà nước để xây dựng nâng cấp các cơ sở văn hoá. Lập kế hoạch khai thác và sử

dụng các công trình này một cách hiệu quả nhất.

Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệứng xử, lối sống cho phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức mới.

158

- Qua điều tra các trường đại học ở Hà Nội cho thấy: các mối quan hệ

của sinh viên với sinh viên, sinh viên với giáo viên đã có chiều hướng xấu đi. Như sinh viên không thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhau, đối với giáo viên họ thiếu sự tôn trọng về đạo đức, rất nhiều sinh viên cho là giáo viên chưa phải là tấm gương sáng về nhân cách đạo đức. Đã có những biểu hiện của lối sống vị kỷ, ăn chơi, cờ bạc, nghiện hút… trong đời sống sinh viên. Bởi vậy cần xây dựng mối quan hệứng xử, lối sống cho sinh viên. Chủ động uốn nắn các ảnh hưởng tự phát trong điều kiện kinh tế thị trường, nghĩa là uốn nắn giáo dục đạo đức của sinh viên theo định hướng chủ trương đường lối của

Đảng. Phải giáo dục cho sinh viên luôn ý thức tự lực, tự cường, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động thực tiễn.

- Chống những hành vi sùng bái đồng tiền, làm giàu bất chính, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ hẹp hòi, chỉ biết mình mà không biết người, không quan tâm đến lợi ích xã hội.

Giải pháp 5: Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những gương tốt về văn hoá đạo đức, phê bình xử lý nghiêm khắc những thành viên có hành vi sai phạm đối với giá trị văn hoá

đạo đức.

- Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với công việc định hướng giá trị văn hoá đạo đức cho sinh viên. Hơn lúc nào hết cần ngăn chặn ngay tình trạng xuống cấp đạo đức trong nhà trường nghiêm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực; Lập hòm thư góp ý, số điện thoại nóng để sinh viên cũng như giáo viên cùng tham gia tố giác những sai phạm biết được. Giáo dục mọi thành viên trong nhà trường, luôn ý thức tôn vinh không chỉ với tài năng mà còn cả những tấm gương về đạo đức, như những tấm gương nhân ái, những tấm lòng từ thiện, những hành vi, cử chỉ cao đẹp, những gương thực hiện tốt các nội quy nhà trường… Giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật là cơ sở đểđấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Việc khen thưởng, kỷ luật phải được kịp thời, công khai, công minh, và phải thường xuyên.

159

- Những việc tưởng chừng nhưđơn giản này lại có tác dụng to lớn cho sinh viên. Nó làm cho sinh viên tin tưởng hơn vào chủ trương đường lối của nhà trường, tin vào những việc làm đúng pháp luật, nội quy nhà trường và những người làm sai sẽ bị trừng trị. Ngoài ra để làm tốt công tác này cần phối hợp với các ban ngành địa phương, nhân dân và chính quyền để kịp thời phát hiện xử lý.

- Đây thực chất là giải pháp xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên để mọi lúc, mọi nơi sinh viên đều có nghĩa vụ, và quyền lợi làm tốt trách nhiệm của người sinh viên.

Giải pháp 6: Định hướng giá trị thông qua sự phối hợp với các môi trường giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội.

- Đây là biện pháp rất hữu hiệu góp phần to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội là môi trường sống, môi trường giáo dục suốt đời đối với học sinh, sinh viên. Nếu phối hợp tốt thì giáo dục đạo đức cho sinh viên sẽ đạt hiệu quả tốt.

- Gia đình là môi trường đầu tiên vào đời của mỗi con người. Ở đó, mỗi cá nhân được học những kinh nghiệm sống, những tri thức, những cách thức

ứng xử đầu tiên của cuộc đời mình. Ở đó, mỗi con người lớn lên trong tình cảm, sự thương yêu quan tâm, chăm sóc của người thân. Họ không chỉ được

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 153 - 167)