- Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên: Xây dựng tình bạn trong sáng,
b, Những yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với mô hình
- Hoạt động cửa nhà văn hóa sinh viên với tư cách là một thiết chế văn hóa giáo dục trong nhà trường đại học phải đảm bảo là nơi tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa, giải trí ngày càng đa dạng của cán bộ, giảng viên và sinh viên, trong
đó sinh viên là đổi tượng chính của nhà văn hóa.
- Nội dung hoạt động của nhà văn hóa sinh viên cần đảm bảo phục vụ
thiết thực cho mục tiêu đào tạo và xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường. Theo đó, yêu cầu chung của các hoạt động là hướng vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu lành mạnh cho sinh viên góp phần từng bước tạo lập và củng cố nếp sống văn hóa, hoàn thiện nhân cách, trí tuệ sinh viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, nội dung hoạt động của nhà văn hóa cần đáp ứng các yêu cầu:
+ Bất cứ hình thức hoạt động nào cũng phải có sự hấp dẫn. Người tổ
chức hoạt động không được áp đặt, gò bó những người. tham gia với những quy định rườm rà mà phải tạo điều kiện để họ được chủ động, sáng tạo thể
hiện mình với tinh thần tự giác, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm và thực sự
thoải mái. Đồng thời, cần tạo không khí hòa thuận, thân ái, đảm bảo cho hoạt
động diễn ra thành công.
+ Các hoạt động phải có nội dung lành mạnh, có tác dụng tích cực đối với những người tham gia, đặc biệt là đối với sinh viên. Nội dung các hoạt
123
động phải đa dạng, phong phú về loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của sinh viên.
+ Trong các hoạt động, cần tạo điều kiện cho sinh viên thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp với tinh thần đoàn kết, hình thành tình cảm yêu trường, yêu thầy mến bạn, giáo dục ý thức trách nhiệm với trường, lớp và bản thân mình trong việc học tập, rèn luyện, có thái độ đúng với các vấn đề bức xúc trong nhà trường và xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, thái độ chia sẻ, giúp đỡđối với mọi người.
- Kế hoạch hoạt động của nhà văn hóa phải đảm bảo việc thực hiện các chức năng cơ bản sau:
+ Chức năng giáo dục : Thông qua các hoạt động được tổ chức thường kỳ, định kỳ hoặc không định kỳ, nhà văn hóa sinh viên là nơi cung cấp những tri thức bổ ích về kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội … cho sinh viên, giúp họ tự hoàn thiện mình qua việc tham gia các hoạt động của nhà văn hóa.
+ Chức năng giao tiếp: Là nơi tổ chức các cuộc thi, hội diễn, tọa đàm, giao lưu văn hóa nghệ thuật và khoa học công nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, chiếu phim… với mục đích giao lưu, trao đổi thông tin, học hỏi lẫn nhau, nhà văn hóa sinh viên cần tạo ra môi trường để mọi đối tượng sinh viên tham gia
được trao đổi, tiếp nhận, truyền đạt và xử lý các thông tin một cách tích cực, hiệu quả. Qua đó, sinh viên thể hiện được tài năng, những hiểu biết, những quan điểm của mình một cách chủ động, sáng tạo với tinh thần dân chủ, cởi mở trước mọi người, góp phần rèn luyện các kỹ năng cần thiết phục vụ học tập và làm việc sau khi ra trường.
+ Chức năng vui chơi giải trí: Các hoạt động được nhà văn hóa tổ
chức cần hướng tới việc giải tỏa những căng thẳng, mệt nhọc cho sinh viên nhà trường sau những ngày học tập căng thẳng. Chính vì vậy, những người tổ
124
công bằng theo đứng luật cho các hoạt động, nhất là trong các hội thu các cuộc đối thoại, diễn đàn, hội thảo…
+ Chức năng phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, năng lực sáng tạo của sinh viên: Tham gia các hoạt động phong phú của nhà văn hoá, sinh viên sẽ bộc lộ một cách tự nhiên hoặc chủ động thể hiện các khả năng sẵn có của mình. Từđó, những người có năng khiếu nghệ thuật, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, có am hiểu và đam mê với một lĩnh vực nào đó sẽ được phát hiện. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện cũng như việc trọng dụng nguồn nhân lực này trong các hoạt động của mình, những sinh viên đó sẽ có điều kiện
được bồi dưỡng năng khiếu, phát huy tài năng của mình trước mọi người qua
đó hoàn thiện những năng lực sẵn có và ngày càng tiến bộ.