0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Quan niệm về môi trường văn hóa học đường nói chung

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 36 -37 )

Lâu nay các nhà quản lý và nghiên cứu thường sử dụng phạm trù “môi trường giáo dục” để chỉ những mối quan hệ tồn tại và tác động qua lại trong hoạt động dạy - học ở nhà trường. Theo đó, môi trường này bao hàm sự tác

36

một bên là người trao truyền và một bên là người tiếp biến kiến thức, giữa nhà trường với tư cách là một tổ chức giáo dục và tất cả các cá nhân học tập, giảng dạy và làm việc trong đó, cùng với những phong trào gắn với nhiệm vụ

dạy và học của giáo viên và học sinh, sinh viên.

Tiếp cận dưới góc độ văn hóa, thiết nghĩ với quan niệm như vậy sẽ

thiếu đi nhiều mảng tạo nên tổng thể sống động các mối quan hệ và hoạt động trong nhà trường. Chẳng hạn như các hoạt động giao lưu giữa các trường với nhau, hoạt động giải trí ngoài giờ học, hoạt động xã hội... của giáo viên, học sinh, sinh viên.

Chính vì vậy, sẽ là hợp lý hơn nếu sử dụng cụm từ “môi trường văn hóa học đường” để bao quát các mối quan hệ và hoạt động của các cá nhân trong nhà trường.

Một cách ngắn gọn, có thể quan niệm: Môi trường văn hóa học đường là nơi diễn ra các mối quan hệ tác động qua lại mà hướng chủ yếu là từ giáo viên đến học sinh, sinh viên, tạo nên một cộng đồng văn hóa học đường cùng hướng tới các giá trị và chuẩn mực chung của xã hội, trong đó hệ thống tri thức giáo khoa và kinh nghiệm sống của người thầy trở thành nhân tố hàng

đầu ảnh hưởng đến hành vi ứng xử, thái độ học tập và rèn luyện, định hướng giá trị và nhân cách của người học. Đồng thời, đó cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa học đường nhằm sáng tạo, hưởng thụ, bảo lưu, phổ biến các giá trị văn hóa của nhà trường, địa phương, dân tộc và nhân loại theo hướng Chân - Thiện - Mỹ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 36 -37 )

×