Vai trò của môi trường văn hóa học đường đại học

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 50 - 53)

Như vậy có thể nói cán bộ, công nhân viên cũng làm ột nhân tố rất quan trọng góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng môi trườ ng v ă n

1.4.Vai trò của môi trường văn hóa học đường đại học

Xuất phát từ vai trò của văn hóa đối với đời sống xã hội nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, dễ nhận thấy rằng sự tác động của văn hóa đến đời sống và quá trình hoàn thiện nhân cách con người là sự tác động toàn diện, sâu sắc và mang tính khách quan thông qua những phương thức và khía cạnh khác nhau. Bởi vậy cho nên việc xây dựng môi trường văn hóa tốt

đẹp phong phú nhằm định hướng đúng đắn và lành mạnh hóa, chuẩn mực hóa sự tác động đó là việc làm có ý nghĩa quan trọng, có tác động quyết định đến sự phát triển của từng cá nhân và cộng đồng. Ở nước ta, xây dựng môi trường văn hóa đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thực tế cho thấy, môi trường văn hóa học đường là cái nôi cho sự hình thành, phát triển nhân cách cũng như nếp sống, lối sống của mỗi người. Con người sinh thành, tồn tại và phát triển trong những môi trường cụ thể và không khi nào tách khỏi môi trường đó. Mối quan hệ giữa con người và môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong việc đào luyện con người và xây dựng lối sống cá nhân và cộng đồng là một vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu có những kết luận kiểm chứng. Xuất phát từ nhiều góc độ, đặc biệt là từ góc nhìn giá trị học, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của môi trường văn hóa trong xây dựng lối sống mới, con người mới.

Với môi trường văn hóa học đường cũng vậy. Được coi là nơi mà ở đó mỗi người có thể nâng tầm hiểu biết của mình lên đến mức cao nhất, môi trường văn hóa học đường ngày càng rõ ràng có một vai trò và tác động to lớn

đến mỗi cá nhân theo định hướng văn hóa, giáo dục đã được xã hội thừa nhận. Tất nhiên, tầm quan trọng ấy chỉ có thể được khi môi trường văn hóa học

đường đang xây dựng phải gắn liền với các chuẩn mực chân, thiện mỹ, với các giá trị đạo đức vừa mang tính truyền thống vừa hiện đại, vừa dân tộc vừa quốc tế.

50

Đối với nhà trường đại học, việc tổ chức xây dựng môi trường văn hóa học đường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của sinh viên, những người đang độ trưởng thành về tâm, sinh lý. Nó tác

động vào tâm hồn, tình cảm, tri thức, đạo đức, lối sống... của sinh viên, bồi

đắp cho họ những phẩm chất, năng lực mới. Thông qua môi trường văn hóa học đường mà sinh viên nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình trong mối quan hệ với người khác và với chính bản thân để tự giáo dục, điều chỉnh... Ngược lại, chính họ với vai trò là chủ thể của môi trường văn hóa học

đường cũng bằng những tác động trực tiếp hay gián tiếp của mình tham gia vào quá trình làm biến đổi môi trường đó để dựng một môi trường văn hóa học đường lành mạnh, phong phú.

Trong giai đoạn hiện nay, khi văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố văn hóa đã và đang “thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, tùng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ của con người” và cùng với nó vai trò của giáo dục với tư cách là”quốc sách hàng đầu ngày càng được khẳng

định thì chắc chắn việc xây dựng một môi trường văn hóa học đường lành mạnh, phong phú”để tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình

độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá rất cao vai trò thực tiễn của môi trường văn hóa trong phát triển đất nước. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trên cơ sở nhìn nhận đúng đắn vai trò của môi trường văn hóa đã đề ra quan điểm, nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa trên phạm vi cả nước, ở

các đơn vị dân cư, trong gia đình và đối với từng cá nhân. Việc hiện thực hóa quan điểm này trong những năm qua đã tạo ra sự khởi sắc trong công tác xây

51

dựng môi trường văn hóa ở nước ta, tạo điều kiện tốt để xây dựng con người Việt Nam với những đức tính phù hợp với nhiệm vụ mới và bối cảnh mới.

Trong các trường đại học, xây dựng môi trường văn hóa học đường thực chất là xây dựng đời sống hay xây dựng môi trường văn hóa cơ sở trong phạm vi một trường đại học. Mà môi trường văn hóa cơ sở đóng vai trò là hệ điều tiết làm cho đời sống văn hóa ở một địa phương, đơn vị cụ thể ngày một

đổi mới, tiến bộ.

Mặt khác, nó còn xác định tiêu chí để mỗi thành viên và mỗi cộng đồng tự khẳng định mình, tựđánh giá trình phát triển của mình với những người và cộng đồng xung quanh. Theo đó, việc xây dựng môi trường văn hóa học

đường đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đưa các tiêu chí Chân - Thiện - Mỹ vào nhà trường trở thành cơ sởđể cao chất lượng giáo dục, nhất là về mặt nhân cách, lối sống của cả giảng viên và sinh viên.

Nhìn rộng ra, nếu có một môi trường văn hòa học đường tốt đẹp, lành mạnh thì đó là cơ sở nền tảng vững chắc góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp thực hiện các sức năng, nhiệm vụ của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi

để giáo dục sinh viên và xây dựng cộng đồng nhà trường một cách toàn diện, trong đó trước hết và chủ yếu là những giá trị và năng lực hoạt động nhận thức, sáng tạo cũng như các quan hệ văn hóa học đường trong nhà trường đại học. Không những thế môi trường văn hóa học đường còn tạo cơ sở xác lập và thực hiện các thang bậc giá trị văn hóa giáo dục nhằm định hướng hành vi

ứng xử của các thành viên trong nhà trường, từđó tạo điều kiện để bổ sung và hoàn thiện hệ thống thang giá trị cho phù hợp với xu thế chung của xã hội.

Tóm lại, sự phân tích ở trên cho thấy vai trò, ý nghĩa tích cực của việc xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường đại học. Do vậy, việc tiến hành những giải pháp cụ thể mang tính khả thi để tổ chức xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, phong phú trong nhà trường đại học là rất cần thiết nhưđã phân tích ở mục trên.

52

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 50 - 53)