đườngtrong một số trường đại họ cở HàN ội hiện nay 2.1 Thực trạng văn hóa học đường trong một số trường đạ i h ọ c
2.1.1. Thực trạng sử dụng và phát huy các giá trị văn hóa – giáo dục học đường.
văn hóa học đường và các hình mẫu, mô hình văn hóa học
đường trong một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay 2.1. Thực trạng văn hóa học đường trong một số trường đại học 2.1. Thực trạng văn hóa học đường trong một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Qua khảo sát thực tế, thu thập số liệu trong các đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề xây dựng văn hóa học đường, đại học trên địa bàn Hà Nội, có thể phác họa bức tranh thực trạng văn hóa học đường như sau:
2.1.1. Thực trạng sử dụng và phát huy các giá trị văn hóa – giáo dục học đường. học đường.
Mặt tích cực: Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ, nhiều giá trị văn hóa, nội dung, hình thức, trang thiết bị, phương tiện giáo dục mới cũng được du nhập vào nước ta. Tất cả những điều đó đã được các ngành có trách nhiệm “khơi trong, gạn đục”, định hướng cho phù hợp với điều kiện nền giáo dục quốc dân Việt Nam, với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tuy nhiên, rõ ràng là chúng ta phải chấp nhận tính hai mặt của quá trình hội nhập, tức là có cả “cho” và “nhận”, có cả cái tốt, cái hay và cái xấu, cái dở cùng song song tồn tại.
Với một môi trường văn hóa học đường ngày càng mở rộng về phạm vi tiếp xúc với các nền văn hóa, giáo dục khác thì rõ ràng sẽ xảy ra sự đa dạng hóa các chuẩn mực, giá trị để cho chúng ngày càng phong phú, sinh động hơn. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa học đường sẽ hướng đến nhu cầu tự tìm hiểu, tự phát hiện, tự khẳng định mình trong cộng đồng để có thểđứng vững trong các mối quan hệ và giao tiếp với các nền văn hóa, với tự nhiên, với các thành viên trong và ngoài cộng đồng. Theo đó, mỗi người trong bối cảnh mới sẽ phải tự nhìn nhận lại bản thân, trau dồi các năng lực mới, tri thức mới để
56
sẵn sàng cho việc giao lưu, học hỏi, tiếp biến các giá trị, chuẩn mực mới nhằm tránh rơi vào tình trạng bị động, lúng túng hoặc thiếu hụt tri thức.
Thực tế khảo sát ở một số trường đại học, trên địa bàn Hà Nội cho thấy,
đại đa số sinh viên vẫn giữ vững và phát huy tốt truyền thống yêu nước, hiếu học, đoàn kết, tin tưởng và ủng hộ công cuộc đổi mới của đất nước.
Trong một số cuộc điều tra vềđịnh hướng giá trị của thanh niên, trong
đó có sinh viên, đa số trả lời công cuộc đổi mới ở Việt Nam do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là cần thiết và cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phần lớn cho rằng đất nước đang khá lên, dần dần bắt kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực.
Các kết quả điều tra cũng cho thấy sinh viên ngày càng quan tâm hơn
đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến các giá trị mới. Đa số sinh viên sống có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão trong sáng, sống có mục đích, năng động sáng tạo, nhạy bén tiếp thu cái mới, tiến bộ; có ý thức tự chủ, tự lập, trước hết là trong học tập, rèn luyện; nỗ lực tu dưỡng, chăm chỉ học tập chuẩn bị hành trang cho tương lai; tôn trọng luật pháp và nội quy trường lớp; chủđộng khắc phục những khó khăn trong cuộc sống để vươn lên học tập tốt. Nhiều sinh viên học thêm trường, thêm nghề, học thêm ngoại ngữ, tin học... tích cực chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Phần đông sinh viên sống giản dị, tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh chung của đất nước và cuộc sống của thanh niên sinh viên.
Sinh viên quan tâm đến chính trị - xã hội và nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể của sinh viên ngày càng thể hiện rõ. Các chiến dịch “ánh sáng văn hoá”, “Mùa hè xanh”, các phong trào “Sinh viên tình nguyện”, “Hiến máu nhân đạo”... đã và đang góp phần tạo ra diện mạo mới cho các phong trào của tuổi trẻ học đường, chẳng những đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực mà còn nâng cao vị thế xã hội của sinh viên trong thời kỳ mới.
Về thái độ của sinh viên đối với các giá trị truyền thống, số liệu thu
57
nghĩa, hiếu thuận, nhân ái... vẫn giữ được vị trí cao trong thang giá trị. Bên cạnh đó, sinh viên cũng quan tâm đến những giá trị khác của cuộc sống như: nghề nghiệp, chuyên môn giỏi, trung thực, tự tin, yêu nghề, sống có lí tưởng, có mục đích, giữ chữ tín, giản dị, năng động sáng tạo, có trách nhiệm, có tinh thần khoa học, sức khoẻ tốt, quan hệ xã hội rộng...Những giá trị nhân văn
được sinh viên đề cao, các giá trị tinh thần được họ quan tâm hơn so với những giá trị vật chất.
Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu, trong sinh viên hiện nay cũng có những biểu hiện tiêu cực khiến cho gia đình, nhà trường và xã hội lo lắng, phê phán. Đó là tư tưởng thực dụng, tuỳ tiện, cơ hội, thiếu văn hoá, mắc vào các tệ nạn xã hội, nhất là nghiện ma tuý, cờ bạc, rượu chè... Một bộ phận sinh viên thiếu ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện, có hành vi gian dối trong thi cử. Vẫn còn có những sinh viên sống buông thả, tự do, vô kỉ luật, thờ ơ với tập thể, ít quan tâm đến hoạt động chung. Một số
khác thiếu ý thức chính trị, thiếu trách nhiệm, tình cảm với Đảng, với Đoàn, Hội cũng như tập thể lớp còn rất mờ nhạt.