Xây dựng hình mẫu sinh viên văn hóa

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 85 - 87)

- Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên: Xây dựng tình bạn trong sáng,

2.3.1.1.Xây dựng hình mẫu sinh viên văn hóa

Cùng với giảng viên, sinh viên là những chủ thể của văn hóa trường học. Họ là chủ thể và khách thể của các quan hệ dạy - học, là nhân tố quyết

định tham gia và gây dựng các phong trào, các hoạt động văn hóa học đường . Sinh viên là những người tiếp nhận và góp phần xác lập các giá trị, chuẩn mực văn hóa học đường cho nhà trường và chính họ trực tiếp chịu sự định hướng và điều chỉnh của các giá trị và chuẩn mực đó. Như vậy, xét một cách toàn diện, sinh viên vừa là chủ thể sáng tạo vừa là chủ thể thực thi các khuôn mẫu ứng xử văn hóa học đường (bao gồm các giá trị và chuẩn mực). Việc đưa ra những tiêu chí bao gồm các giá trị và chuẩn mực phù hợp với tâm, sinh lý, vị thế xã hội cho một đối tượng năng động; dễ biến đổi về thang bậc giá trị

như sinh viên là một việc làm không hề đơn giản. Hơn nữa, không phải giá trị, chuẩn mực nào cũng có thểđịnh lượng được một cách cụ thể bởi sự khác biệt trong quan niệm đối với chúng là điều phổ biến. Nhưng xét một cách toàn diện, những tiêu chí đưa ra để đánh giá, bình xét tiêu chuẩn danh hiệu sinh viên văn hóa vẫn nằm trong 3 quan hệ cơ bản trong phạm vi nhà trường đại học là:

85

- Quan hệ giữa sinh viên với những người khác (giảng viên, cán bộ

công nhân viên và sinh viên khác);

- Quan hệ giữa sinh viên với môi trường xung quanh (cảnh quan sư

phạm);

- Quan hệ giữa sinh viên với chính bản thân mình (đời sống nội tâm). Theo đó, có thể đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá danh hiệu sinh viên văn hóa bao gồm các các tiêu chí mang tính trừu tượng, định tính như: (Lý tưởng cao đẹp có ước mơ, hoài bão trong sáng, sống có mục đích, năng động, sáng tạo, nhạy bén tiếp thu cái mới, tiến bộ; có ý thúc tự chủ, tự lập, trước hết là trong học tập, rèn luyện và các tiêu chí có thểđịnh lượng được như: chăm chỉ

học tập,kết quả cao trong học tập, có thành tích trong phong trào nghiên cứu khoa học, tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn thể (trực tiếp, gián tiếp, thân thiện, thương yêu giúp đỡ bạn bè, không mắc các tệ nạn xã hội….

Một cách cụ thể có 5 đức tínhmà Nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII)

đã nêu ra với đối tượng là thanh niên sinh viên là:

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏỉ nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đâu vì lợi ích chung;

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái;

- Chăm chỉ học tập đạt kết quả cao, say mê nghiên cứu khoa học, tu dưỡng, rèn luyện trở thành người có trình độc chuyên môn sâu rộng, có phẩm chất đạo đức trong sáng.

- Thường xuyên rèn luyện thể lực, lạc quan, yêu đời, tự tin, có tinh thần vượt khó, cầu tiến bộ.(12).

86

Như vậy, tùy điều kiện cụ thể từng trường về chuyên môn đào tạo, về đối tượng của danh hiệu (cán bộ lớp, cán bộĐoàn, Hội, đoàn viên sinh viên) có thể sử dụng một hệ các tiêu chí phù hợp với mục đích của cuộc bình chọn trên cơ sở vẫn đảm bảo có các đặc điểm chung nhưng cần chú ý tính ưu trội của đối tượng được bình xét bởi đó chính là điểm tạo nên sự khác biệt của người đạt xuất sắc, người đạt và người không đạt danh hiệu.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 85 - 87)