0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Khách thể của môi trường văn hóa học đường đại học

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 40 -45 )

Như vậy có thể nói cán bộ, công nhân viên cũng làm ột nhân tố rất quan trọng góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng môi trườ ng v ă n

1.2.2. Khách thể của môi trường văn hóa học đường đại học

a) Hệ thống các giá trị văn hóa học đường

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về hệ

thống giá trị văn hóa học đường.

Một cách chung nhất, giá trị là những tư tưởng bao quát, được tin tưởng mạnh mẽ chung cho một nhóm người, một cộng đồng người, một giai cấp, một dân tộc, một thời đại về cái gì đó được coi là điều đúng, điều sai,

điều thiện, điều ác, điều hợp lý, điều không hợp lý, điều xấu, điều tốt, điều mong muốnhoặc không đángmong muốn.

Có thể nói, giá trị là đặc trưng cơ bản hàng đầu quy định tính chất, nội dung và sự phát triển của một nền văn hóa. Nó là sự kết tinh những thành tựu sáng tạo của con người trong hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội. Chính vì vậy, giá trị được dùng làm tiêu chuẩn để xem xét một hiện tượng ở thời điểm nhất

định và theo một hệ chuẩn mực nhất định. Tất nhiên, chuẩn mực giá trị trong các lĩnh vực khác nhau được xác định bởi những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu như giá trị kinh tế nghiêng về cái lợi (lợi nhuận), giá trị khoa học nghiêng về

cái đúng (chân lý), giá trị đạo đức nghiêng về cái thiện, giá trị nghệ thuật nghiêng về cái đẹp thì giá trị văn hóa đòi hỏi phải được phân định bằng cả 3 chuẩn cơ bản là Chân - Thiện - Mỹ. Một cách chung nhất, giá trị phân cực ra làm 2 hướng chính là hướng tích cực hình thành các giá trị, hướng tiêu cực nảy sinh các phản giá trị: chân đối lập với giả, thiện đối lập với ác, đẹp đối lập với xấu…

Với tư cách là một thành tố của môi trường văn hóa học đường, hệ

thống giá trị văn hóa học đường bao hàm nhiều cấp độ: Các giá trị nền tảng giữ vai trò định hướng chung và có tính ổn định tương đối trong môi trường giáo dục (tôn sư trọng đạo...); Các giá trị chuẩn mực là sự thể hiện các giá trị

40

nền tảng và điều kiện đặc thù trường học kính thầy yêu bạn…); Các giá trị cụ

thể thường gắn với những tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định trong nhà trường, là sự chi tiết hóa giá trị nền tảng và giá trị chuẩn mực (chủ động học hỏi, tự

học…).

Cũng như ở những môi trường khác, hệ thống những giá trị văn hóa trong môi trường văn hóa học đường tồn tại dưới 2 dạng thức: Những giá trị

văn hóa vật thể như phòng học, bàn ghế, phương tiện dạy - học, sách báo ...

và những giá trị văn hóa phi vật thể như lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh khoa học, lẽ sống, trình độ thưởng thức nghệ thuật...

Như vậy, có thể nhận thấy rằng tính chất của hệ thống các giá trị văn hóa học đường quyết định tính chất của môi trường văn hóa học đường: lành mạnh hay ô nhiễm, phong phú, đa dạng hay đơn điệu, nghèo nàn…

b) Hệ thống các quan hệ văn hóa học đường

Văn hóa thuộc về con người bởi vậy quan hệ văn hóa thực chất là sự

thể hiện những mối quan hệđa dạng trong cộng đồng người. Sự phong phú ấy biểu hiện ở chỗ cùng lúc có thể tham gia nhiều mối quan hệ với nhiều thành viên khác nhau trong cộng đồng, ngoài cộng đồng. Các mối quan hệ văn hóa khác nhau cả về nội dung, tính chất quan hệ kinh tế, chính trị...), cấp độ (quan hệ bình đẳng, phụ thuộc…), mức độ (thân thiết, xã giao…), phạm vi (trong và ngoài gia đình, cộng đồng…), thời điểm (tạm thời, lâu dài…).

Cũng như trong quan hệ xã hội, quan hệ văn hóa bao giờ cũng hướng tới những khuôn mẫu văn hóa ứng xử nhất định. Theo đó, con người ứng xử

với tự nhiên không giống như với đồng loại, ứng xử với bản thân không giống với người khác, ứng xử với người cấp dưới khác với cấp trên... Trong quan hệ

văn hóa, hệ chuẩn Chân - Thiện - Mỹ nếu được đưa vào quan hệứng xử càng nhuần nhụy, thích hợp thì môi trường văn hóa càng giàu chất văn hóa và nhân cách văn hóa của các thành viên càng được bộc lộ góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục và sáng tạo ra những khuôn mẫu ứng xử mới làm phong phú thêm văn hóa ứng xử của cộng đồng.

41

Trong môi trường văn hóa học đường đại học, hệ thống các quan hệ

văn hóa hay chính xác hơn là các quan hệ văn hóa giáo dục chính là các quan hệ xã hội được chuẩn hóa trong môi trường giáo dục và được biểu hiện khá đa dạng:

Trong phạm vi nhà trường, đó là quan hệ chủ đạo giữa thầy và trò - người (dạy và người học; là quan hệ giữa giảng viên và giảng viên, giữa sinh viên với sinh viên, giữa giảng viên, sinh viên với cán bộ, công nhân viên trong trường và ngược lại (xét theo thứ bậc có quan hệ dọc như lớn tuổi - nhỏ

tuổi, cấp trên - cấp dưới, cán bộ - nhân viên... và quan hệ ngang nhưđồng chí,

đồng nghiệp, bạn bè…). Bên cạnh đó, không thể không kể đến quan hệ giữa con người với ngoại cảnh, cơ sở vật chất trường lớp và nhất là quan hệ tự thân trong mỗi người với một đời sống nội tâm phức tạp của từng cá nhân.

Ngoài nhà trường, có các quan hệ văn hóa mang tính cá nhân và cộng

đồng của giảng viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó là quan hệ gia đình, quan hệ họ hàng, làng xóm, khu phố…

Có thể nói, các quan hệ văn hóa giáo dục chứa đựng những giá trị văn hóa hợp thành nền tảng của môi trường văn hóa học đường đại học. Trong tổng thể các quan hệ xã hội, chúng không nằm đơn lẻ, rời rạc mà liên kết thành hệ thống với tư cách là thành tố của môi trường văn hóa học đường biểu hiện các hình thái quan hệ đa dạng của các thành viên trong nhà trường đại học.

c, Hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa học đường

Hoạt động văn hóa là nhân tố quyết định để xây dựng, củng cố và sáng tạo các giá trị văn hóa và quan hệ văn hóa. Với tư cách là một thành tố quan trọng của môi trường văn hóa, các hoạt động văn hóa tiêu biểu sẽ được mô hình hóa, được tổ chức định kỳ, thường kỳ tạo môi trường phản ánh, trao truyền, cải biến các thang giá trị xã hội mà mỗi thành viên trong cộng đồng cố

42

Trong môi trường văn hóa học đường đại học hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa hay nói đúng hơn là hoạt động văn hóa học đường là sự

biểu hiện tập trung, sinh động các giá trị văn hóa học đường, những quan hệ

văn hóa giáo dục với hai hình thức cơ bản là hoạt động gián tiếp và hoạt

động trực tiếp.

Hình thức hoạt động gián tiếp bao gồm các hoạt động chứa đựng những yếu tố văn hóa như văn hóa tổ chức (trường, khoa, phòng, ban, trung tâm, lớp học...), văn hóa giáo dục (giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học), văn hóa

ứng xử văn hóa giải trí, văn hóa môi trường...

Hình thức hoạt động trực tiếp biểu hiện dưới 2 dạng thức: Những hoạt

động thường xuyên như học tập, giao tiếp, trao đổi thông tin... và những hoạt

động định kỳ nhưđại hội (chi bộĐảng, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên), hội diễn văn nghệ, các cuộc thi đấu thể dục thể thao, thi Olympic các môn khoa học, hội nghị khoa học, hội thảo, diễn đàn, giao lưu, tham quan, dã ngoại và các hoạt động ngoại khóa khác như hoạt động tình nguyện, từ thiện, hoạt

động phục vụ những ngày lễ kỷ niệm của địa phương và cả nước…

Như vậy là hoạt động của các thành viên trong nhà trường đại học trong không gian và thời gian cụ thể sẽ hình thành những hình thức, dạng thức hoạt động văn hóa giáo dục nhất định hướng tới mục tiêu đào tạo chung của

đơn vị.

Một môi trường văn hóa học đường lành mạnh, phong phú phải là môi trường chứa đựng những hình thức hoạt động văn hóa giáo dục đa dạng, hấp dẫn bao hàm các giá trị và quan hệ văn hóa học đườngtốt đẹp của nhà trường và xã hội.

d, Hệ thống các cảnh quan văn hóa học đường.

Cảnh quan văn hóa với tư cách một thành tố của môi trường văn hóa là sự khái quát quan hệ con người - tự nhiên, tức sự tổng hợp những tác động mang tính văn hóa từ con người đến tự nhiên tạo nên môi trường nhân tạo

43

Cụ thể hơn, đó là cách thức quan hệ, thái độ ứng xử và hành động của con người đối với môi trường tự nhiên xung quanh, trong đó môi trường tự

nhiên là cái gốc quy định lối sống và hành vi ứng xử của con người không chỉ

với nó mà cả với cộng đồng xã hội để tạo nên một không gian sống đã được “nhân hóa”, “văn hóa hóa”, tức là đã được cải tạo, biến đổi cho phù hợp với những hoạt động sống của con người. Như vậy, nói một cách khác thì cách thức xử sự hay văn hóa ứng xử cửa con người với môi trường tự nhiên - cảnh quan xung quanh là một bộ phận hợp thành môi trường văn hóa.

Trong môi trường văn hóa học đường đại học, cảnh quan văn hóa chính là không gian diễn ra các hoạt động văn hóa: giáo dục và đồng thời là nơi các giá trị văn hóa học đường được thực thi, cải biến và tạo lập thông qua các quan hệ văn hóa giáo dục đa dạng. Chính bởi vậy, nếu các thành viên trong nhà trường chọn cho mình một lối ứng xử phù hợp với những cảnh quan vốn có trong khuôn viên trường học (điều này phụ thuộc vào trình độ nhận thức hay còn gọi là ý thức tự giác trong ứng xử với môi trường của mỗi cá nhân) thì chắc chắn họ sẽ nhanh chóng thích nghi và có thể cải biến cảnh quan đó trong chừng mực có thểđể nó trở nên hữu ích hơn đối với hoạt động học tập, giảng dạy và công việc của bản thân. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng nếp sống thân thiện hay lớn hơn là văn hóa ứng xử với môi trường nói chung, môi trường văn hóa học đường nói riêng trong điều kiện hiện nay khi mà loài người đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường sống.

Từ sự phân tích trên đây, có thể nhận thấy hệ thống những hình thức hoạt động văn hóa học đường và cảnh quan văn hóa học đường đan bện vào nhau hợp thành diện mạo đặc trưng của môi trường văn hóa học đường đại học. Điều đó cũng có nghĩa rằng các hình thức hoạt động văn hóa học đường cả trực tiếp và gián tiếp càng đa dạng, hấp dẫn, cảnh quan văn hóa học đường càng thân thiện, hài hòa bao nhiêu thì môi trường văn hóa học đường đại học càng phong phú, hấp dẫn, lành mạnh bấy nhiêu.

44

e) Hệ thống các thiết chế văn hóa học đường

Hệ thống các thiết chế văn hóa là nhân tố quyết định, được coi là”trung tâm thần kinh” của một nền văn hóa nhằm xây dựng và phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, tạo điều kiện để quá trình “sản xuất”, “trao đổi”, “phân phối” và “tiêu dùng” các giá trị và sản phẩm văn hóa được tiến hành liên tục và thuận tiện. Trong chừng mực nhất định, thiết chế văn hóa là nơi có thể diễn ra tất cả các công đoạn nêu trên. Với ý nghĩa và vai trò như vậy, hệ thống các thiết chế văn hóa chính là cầu nối đưa các giá trị văn hóa đã được chuẩn hóa của Nhà nước đến với các cá nhân định hướng cho quá trình lựa chọn các giá trị văn hóa, điều chỉnh các quan hệ văn hóa và quản lý các hình thức hoạt

động văn hóa của cá nhân và toàn xã hội.

Trong môi trường văn hóa học đường đại học, các thiết chế văn hóa học đường như giảng đường, thư viện, ký túc xá, căng tin, nhà giáo dục thể

chất, hội trường - nhà văn hóa, câu lạc bộ sở thích... có vai trò trực tiếp đáp

ứng nhu cầu văn hóa (tinh thần) của các thành viên trong nhà trường. Đó là những nơi diễn ra các hoạt động văn hóa học đường phong phú với các quan hệ văn hóa học đường đa dạng được thực hiện và các giá trị văn hóa học

đường được trao truyền, cải biến và phát huy. Trong quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, môi trường văn hóa học đường đóng vai trò quyết định và điều chỉnh cả cơ cấu tổ chức, nội dung, phương hướng hoạt

động, cách thực hoạt động của các thiết chế văn hóa học đường nhằm đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, tự nguyện trong hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo môi trường phát triển, củng cố nhân cách cá nhân và nếp sống cộng đồng trường học.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 40 -45 )

×