Sự cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa học đường đại học

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 53 - 56)

Như vậy có thể nói cán bộ, công nhân viên cũng làm ột nhân tố rất quan trọng góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng môi trườ ng v ă n

1.5.Sự cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa học đường đại học

đối với sinh viên

Với vai trò quan trọng nhưđã trình bày ở trên, có thể nói việc xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường đại học là rất cần thiết đối với sinh viên trong việc tạo ra cho họ một môi trường học tập, nghiên cứu và rèn luyện lành mạnh, phong phú.

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt. Họ là bộ phận ưu tú về trí tuệ

của thanh niên, là lớp người đang độ trưởng thành, có trình độ học vấn cao, lại được học tập và sinh hoạt ở những thành phố, đô thị lớn nên có điều kiện tiếp xúc sớm với những tiến bộ của xã hội. Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho đội ngũ trí thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ XXI, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức trở thành xu thế tất yếu, xã hội học tập đang dần được hình thành thì vai trò, vị thế xã hội của sinh viên ngày càng trở nên quan trọng.

Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng lớn lao này đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Riêng đối với sinh viên, trước hết họ phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từđó, xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự đi lên phồn vinh của đất nước. Trong tình hình mới, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi sinh viên là phải học tập: học tập một cách khẩn trương, kiên trì, không biết mệt mỏi để nắm lấy mọi tri thức cần thiết, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học công nghệ, trở thành những người có chuyên môn nghiệp vụ

vững vàng, tích cực nghiên cứu, sáng tạo trong lao động sản xuất góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưa đất nước sánh vai với bè bạn năm châu. Cùng với việc phấn đấu học tập, sinh viên đồng thời cần tích cực rèn luyện nhân cách, thể lực để có thểđáp ứng đầy đủ những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế

53

Có thể nhận thấy đa số sinh viên có thái độ đúng đắn đối với việc học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ sinh viên dao động về chính trị, lúng túng vềđịnh hướng giá trị, sa sút vềđạo đức tha hóa về nhân cách. Một số sinh viên có xu hướng chạy theo lối sống không lành mạnh, coi thường những giá trị truyền thống, mắc vào các tệ nạn xã hội.

Đứng trước tình hình đó, việc xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh với các hình thức hoạt động văn hóa phong phú, hấp dẫn để thu hút

đông đảo sinh viên tham gia qua đó giáo dục cho họ những truyền thống tốt

đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc và giúp họ hiểu được những yếu tố

văn hóa mới nào nên hay không nên tiếp nhận là một trong những nhiệm vụ

hàng đầu của các trường đại học trong thời kỳ mới.

Trong thực tế, có hai quan điểm khác nhau về vai trò của văn hóa học

đường trong việc xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường đại học. Quan

điểm thứ nhất cho rằng nhà trường đại học chỉ có trách nhiệm dạy kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, tức là chăm lo chủ yếu vào hoạt động dạy học còn các mặt khác chỉ là thứ yếu, không có cũng không sao.

Quan điểm thứ hai nhấn mạnh vai trò của văn hóa học đường với tư

cách là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với sinh viên. Theo đó, muốn học tập và rèn luyện đạt kết quả cao thì phải tạo lập môi trường văn hóa học

đường để sinh viên phát triển hài hòa, toàn diện về cả trí tuệ và nhân cách, lối sống, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và đồng thời phải có đời sống tâm hồn, tình cảm lành mạnh, phong phú. Điều đó có nghĩa là sinh viên cần được sống, học tập và rèn luyện trong môi trường văn hóa học đường ngay cả khi học tập lẫn nghỉ ngơi, giải trí.

Sự phân tích trên đây đã cho thấy cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường đại học. Đây là một yêu cầu và nhiệm vụ

có ý nghĩa lâu dài và cấp bách bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, khi mà các thế

54

phải đề cao cảnh giác, nâng cao tính chiến đấu, hiệu quả giáo dục chính trị, tư

tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ ưu tú và khá đông đảo này. Điều này

đồng nghĩa với việc cần tạo lập và củng cố môi trường trong và xung quanh nhà trường, tức là xây dựng một môi trường văn hóa học đường mà ở đó các sinh viên có thể phát huy được tốt nhất những năng lực của mình trong các hoạt động học tập và trong các hoạt động văn hóa học đường khác hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện cho xã hội phục vụ sự

55

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 53 - 56)