Nội dung xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 95 - 121)

- Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên: Xây dựng tình bạn trong sáng,

d. Nội dung xây dựng mô hình

Tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học, vào năng lực lập và thực hiện kế

hoạch của đội ngũ cán bộ lớp cũng như vào sự phát triển của phong trào xây dựng môi trường văn hóa học đường trong nhà trường, mô hình lớp học văn hóa được thể hiện ở nội dung cơ bản sau đây:

Nội dung 1: Văn hóa tổ chức (quản lý)

Văn hóa tổ chức lớp học được hiểu là sự tổ chức, sắp xếp lớp học theo một cơ cấu nhất định với những bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn trong những lĩnh vực hoạt động cụ thể nhằm điều hành và duy trì sự hoạt động bình thường cũng như đẩy mạnh các phong trào của lớp học trong một nhiệm kỳ, một năm học và toàn khóa học.

Các tiêu chí đối với những thành tố của văn hóa tổ chức lớp học là:

* Đối vi vi Ban Cán s:

Ban cán sự bao gồm lớp trưởng, các lớp phó học tập và đời sống có vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa lớp học. Nếu thực sự là những người có năng lực lãnh đạo và tổ chức, các thành viên trong Ban cán sự sẽ là chất keo dính kết mọi cá nhân trong lớp thành một khối ổn định, củng cố tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống của các thành viên. Ở đây, sự gương mẫu của các thành viên. Ban cán sự có tác động rất lớn đối với những thành viên khác của lớp trong mọi hoạt động và phong trào của lớp, của khoa, của trường. Theo đó, Ban cán sự của lớp học văn hóa phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản sau:

- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức một tập thể nhỏ;

- Có khả năng lập, triển khai, đánh giá kết quả, điều chỉnh kế hoạch hoạt động;

- Có khả năng diễn giải vấn đề, thuyết phục mọi người làm theo mình; - Thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, khoa và của chính lớp mình;

95

- Gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, phong trào của trường, khoa, lớp;

- Sống hòa thuận, gần gũi, thương yêu, giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ

trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện…

* Đối vi Ban chp hành Chi đoàn, Chi hi

Nếu Ban cán sự là những người phụ trách những hoạt động “chiều sâu của lớp thì Ban chấp hành Chi đoàn, Chi hội là những người đứng mũi chịu sào, đi đầu trong việc triển khai thực hiện các phong trào của Đoàn Thanh niên; Hội sinh viên. Theo đó, các thành viên của Ban chấp hành Chi đoàn, Chi hội cần có các phẩm chất mang tính kỹ năng, nghiệp vụ sau:

Có khả năng diễn đạt, trình bày tốt vấn đề trước đám đông; .

- Có năng khiếu nhất định về một hoạt động như ca hát, diễn kịch, chơi thể thao;

- Tích cực, năng nổ trong hoạt động đoàn thể, đi đầu trong các phong trào Đoàn Hội;

- Có khả năng tổ chức, lập kế hoạch tổ chức những hoạt động đoàn thể; - Sống chan hòa, thân thiện với mọi người…

* Đối vi các t hc tp nhóm bn chung s thích

Xét về mặt cấu trúc, trong một lớp học đại học có thể có cấu trúc chính thức (Chi đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các tổ học tập…) và cấu trúc không chính thức (các nhóm bạn có cùng sở thích, cùng năng khiếu…). Các nhóm học tập nhóm sở thích là hạt nhân cơ bản của việc tự quản sinh viên,

được tổ chức phù hợp với nguyện vọng về quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Thông qua các tổ, nhóm đó các kinh nghiệm trong cuộc sống và học tập được chuyển giao, trao truyền vào mỗi sinh viên và biến chúng thành vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, tạo lập những nét tính cách độc đáo trên tinh thần “cầu

đồng tồn dị”, tôn trọng cái riêng và hướng tới cái chung. Mặt khác, qua tổ học tập, nhóm sở thích mà những nét nhân cách của sinh viên được bộc lộ và phát

96

triển, từđó bản thân mỗi người tựđánh giá đểđiều chỉnh lại cho phù hợp với những khuôn mẫu ứng xử chung của các thành viên trong đó.

Sự hình thành các tổ học tập, nhóm bạn chung sở thích là một biểu hiện bình thường và mang tính phổ biến đối với các lớp học ở đại học. Nhưng để

chúng hoạt động hiệu quảđóng góp vào thành tích chung thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Được hình thành trên cơ sở tự giác, tự nguyện trên cơ sở sự tương

đồng giữa các thành viên về một mặt hoạt động nào đó;

- Có quy ước rõ ràng về hoạt động với sự chấp thuận của các thành viên;

- Có tổ trưởng, nhóm trưởng hoặc không tùy vào sự gắn bó và yêu cầu phát triển của tổ, nhóm;

- Tôn trọng sở thích riêng trên cơ sở củng cố mối quan hệ thông qua những sở thích chung;

Sự quan tâm, chia sẻ, động viên và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong tổ, nhóm là động lực để tạo nên một tổ, nhóm vững mạnh

đáp ứng được sự kỳ vọng khi gia nhập của các thành viên…

Nội dung 2: Văn hóa giáo dục

Trong nhà trường đại học, hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt

động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên là hai hoạt động cơ bản nhất. Trên cơ sở đó, văn hóa giáo dục có thể hiểu là tổng thể các yếu tố

thuộc về phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học hướng tới chất lượng, hiệu quả trong mối quan hệ tương tác giữa giảng viên và sinh viên trong từng môn học cụ thể trên nền tảng ứng xử sư phạm giữa họ với nhau và với nhịệm vụ, mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường.

Các tiêu chí cụ thể đối với các thành tố của văn hóa giáo dục thể hiện trong một lớp học ở nhà trường đại học là:

97

Phương pháp giảng dạy

Các tiêu chí đối với phương pháp dạy của giảng viên là:

- Hướng vào việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đại học;

Đảm bảo tính khoa học, bề rộng, độ sâu và sự cập nhật của tri thức;

Đảm bảo tính vừa sức, định hướng, gợi mởđối với người học;

- Đảm bảo phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của sinh viên trong học tập và nghiên cứu;

Gắn hoạt động giảng dạy với việc khuyến khích sinh viên nhận xét, phê phán, đánh giá hình thành kỹ năng, tư duy khoa học cho sinh viên;

- Linh hoạt, thay đổi tùy theo đặc điểm của bộ môn, điều kiện phương tiện dạy học, quy mô và đặc điểm của lớp học; - Kết hợp và sử dụng hiệu quả phương tiện, công nghệ dạy học hiện đại trong bài giảng (15). Hiệu quả giảng dạy. Những tiêu chí về hiệu quả giảng dạy đại học gồm: - Về chất lượng giảng dạy đại học:

+ Dạy nghề nghiệp: Trang bị cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, kỹ

xảo tương ứng về một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật nhất định ở trình độ hiện

đại để sau khi ra trường họ có khả năng lập nghiệp

+ Phương pháp: Bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp luận khoa học, phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự học, giúp họ phát triển những phẩm chất và năng lực hoạt động trí tuệ sáng tạo;

+ Dạy thái độ: Góp phần bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng, niềm tin; hình thành ở họ nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, những phẩm chất

đạo đức tốt đẹp thái độ tác phong của người cán bộ khoa học, kỹ thuật có bản lĩnh, có khả năng thích ứng với những thay đổi của nghề nghiệp, có ý thức nghĩa vụ công dân…

Dưới góc độ văn hóa học đường, có thể bổ sung một thành phần thứ tư

98

đối với chất lượng khoa học, kỹ thuật trong hoạt động giảng dạy đại học, có ý nghĩa tổng quát bao hàm ba thành phần trên và khái quát lên thành hệ giá trị.

- Về hiệu quả giảng dạy đại học :

+ Đáp ứng đúng và kịp thời yêu cầu của xã hội, của mục tiêu đào tạo;

+ Chi phí, sử dụng tối ưu sức lực, thời gian, tiền của của giảng viên, sinh viên, của nhân dân và Nhà nước (16).

* Trong hot động hc tp ca sinh viên

Phương pháp học tập của sinh viên

Phương pháp học tập - nghiên cứu phải thoả mãn được 2 yêu cầu cơ

bản:

1) Nâng cao hiệu quả quá trình tiếp thu, lĩnh hội hệ thống tri thức, những khái niệm khoa học của các bộ môn;

2) Nhanh chóng hình thành được hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề

nghiệp.

Hiệu quả học tập của sinh viên

- Lĩnh hội được hệ thống tri thức (bao gồm những tri thức cơ sở, tri thức chuyên ngành rộng và tri thức chuyên ngành hẹp) về tự nhiên, xã hội, tư

duy, kỹ thuật và về cách thức hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nghề nghiệp;

- Tiếp thu được những kinh nghiệm về kỹ năng, kỹ xảo cơ bản và chuyên biệt đảm bảo cho việc tổ chức và thực hiện hoạt động thực tiễn nghề

nghiệp;

- Tận dụng được những sáng tạo, những thành quả của thế hệđi trước trong học tập và thực tiễn nghề nghiệp;

- Bồi dưỡng, điều chỉnh thái độ, động cơ đối với thế giới, với người khác và với nghề nghiệp…

* Trong hot động nghiên cu khoa hc (NCKH).

Phương pháp NCKH của sinh viên

99

- Nghiên cứu phải phục vụ hoạt động học tập;

- Nhận thức khoa học, tìm hiểu tri thức mới là động cơ của sinh viên khi nghiên cứu;

- Hoạt động NCKH chủ yếu phải dưới sự hướng dẫn của giảng viên; - Động cơ chủ yếu là tự khẳng định những hiểu biết của mình vềđề tài nghiên cứu;

- Mục đích nghiên cứu là tập dượt và thực hành các kỹ năng NCKH.

Hiệu quả NCKH của sinh viên

Hiệu quả mang lại với mức độ khác nhau đối với từng sinh viên thông qua việc tham gia NCKH có thể gồm các tiêu chí:

- Rèn luyện kỹ năng phát hiện, giải quyết vấn đề; - Hình thành tư duy khoa học đúng đắn;

- Nâng cao thành tích học tập - nghiên cứu; - Nắm được phương pháp, kỹ năng nghiên cứu; - Biết suy nghĩ một cách hệ thống và logic,

- Hình thành năng lực làm việc độc lập, có sáng kiến riêng;

- Biết cách nắm bắt những quan điểm khóa học và mối liên hệ giữa chúng;

- Rèn luyện khả năng làm việc tích cực, tập trung trong một thời gian dài;

- Hình thành khả năng xử lý, đánh giá các kết quả nghiên cứu một cách khoa học;

- Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì và chính xác trong công việc; - Biết cách đọc và phân tích các công trình khoa học;

- Chuẩn bị tốt cho việc viết khoá luận, luận văn tốt nghiệp; - Hình thành thói quen làm việc trong nhóm (các đề tài nhóm);

- Nắm được những tri thức trong các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn;

100

Nội dung 3: Văn hóa nếp sống

Nếp sống hàm chứa ý nghĩa hẹp, là mặt ổn định của lối sống. Nó bao gồm những cách thức suy nghĩ, hành động, những quy ước được lặp đi, lặp lại hàng ngày tạo thành thói quen trong sinh hoạt, lao động, học tập, ứng xử…Nó

được chọn lọc và ổn định theo thời gian, được con người chấp nhận do quá trình thẩm thấu vào tiềm thức, ý thức cửa mỗi cá nhân và nhóm người. Như

vậy, nếp sống chính là lối sống đã được định hình.

Văn hóa nếp sống có thể hiểu là tổng thể những biểu hiện trong cách thức suy nghĩ và hành động lặp đi lặp lại thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người và cộng đồng tạo nên những khuôn mẫu ứng xử

nhất định được tuân thủ một cách tự giác.

Nếp sống có thểđược biểu hiện ở những không gian khác nhau:

* Nếp sng ging đường

Nếp sống văn hóa ở giảng đường được thể hiện cụ thể qua những thói quen trong học tập, nghiên cứu của sinh viên.

- Đó là thái độ chăm chỉ học tập :

+ Đi học đúng giờ;

+ Không bỏ buổi, bỏ tiết;

+ Chăm chú nghe giảng, ghi chép;

+ Tích cực tham gia xây dựng bài giảng

- Đó là những hành vi cư xửđúng mực với thầy cô và bạn bè:

+ Kính thầy mến bạn, tôn trọng, lễ phép đối với giảng viên;

+ Ân cần góp ý, thân ái giúp đỡ, khiêm tốn học hỏi, đoàn kết, hòa nhã với bạn bè…

Thực chất, nếp sống văn hóa ở giảng đường là sự tuân thủ một cách tự

giác linh hoạt những quy định chung trong nội quy của lớp học của bản thân sinh viên trong suốt quá trình học tập ở lớp.

* Nếp sng nơi cư trú (ký túc xá, nhà tr, nhà riêng)

101

- Tôn trọng và nghiêm chỉnh tuân theo mọi quy ước của cộng đồng

+ Không xâm phạm tài sản, nhân phẩm của người khác;

+ Không gây phiền hà cho cuộc sống, sinh hoạt của mọi người xung quanh;

+ Tự giác giữ gìn trật tự vệ sinh chung:

+ Có ý thức tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội nơi cư trú… - Có tinh thần nhân ái, khoan dung;

- Thái độứng xử lịch sự, khiêm nhường, hòa nhã;

- Sẵn lòng giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn;

- Cố gắng giải quyết những bất hòa nảy sinh bằng cách hòa giải trên cơ

sở tình làng nghĩa xóm, nhường nhịn chứ không dùng sức mạnh, bạo lực; - Nếu sống ở gần nhau, cần:

+ Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau;

+ Không xâm phạm quyền lợi của nhau;

+ Không làm ồn ào, không tò mò dòm ngó vào nhà bên cạnh. . .

ông cha ta thường dạy: “Một sự nhịn bằng chín sự lành”. Đó cũng là phương châm xử thế cần có trong nếp sống cửa sinh viên ở nơi cứ trú của mình.

* Nếp sng cng đồng

Những nơi công cộng có thể là những cơ quan hành chính hoặc sự

nghiệp (như trụ sởủy ban nhân dân, đồn công an, bưu điện, bệnh viện, trường học…), cửa hàng, siêu thị, nhà hát, rạp chiếu phùn, sân vận động, công viên…

Đó là những nơi sinh viên có thể đến để tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí...

Nếp sống công cộng thể hiện ở việc mỗi người triệt để tuân theo nội quy của công sở không hút thuốc, đi nhẹ, nói khẽ…).

- Khi có đông người cùng đến để xin giải quyết thủ tục hành chính ở

một cơ quan thì cần tôn trọng và nhường cho người đến trước, những người cao tuổi, người có công việc gấp gáp làm trước;

102

- Khi đi xem biểu diễn nghệ thuật, cổ vũ hoạt động thể thao phải đi

đúng giờ, ngồi đúng chỗ, không bàn tán ồn ào trong rạp, không ăn vặt, ném vật dụng xuống sân bãi…

- Khi đi dự một cuộc giao lưu, cần thiết phải biểu lộ tình cảm của mình, hoặc hoan nghênh những ý kiến hay, hoặc im lặng suy nghĩ trước những ý kiến trái chiều, không nên tỏ thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, miễn cưỡng hoặc chạy lăng xăng, tỏ ra mình đóng một vai trò quan trọng;

- Khi ngồi trong hàng quán, trên bến chờ, trên xe buýt cần giữ gìn lời

ăn tiếng nói, tránh ba hoa, phô bày “cái tôi đáng ghét” của mình.

- Ở tất cả các địa điểm, cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, không làm hư hại của công, đồng thời có thái độ phù hợp đối với những người xung quanh nếu họ không thực hiện đúng nội quy, nếp sống công cộng

Nội dung 4: Văn hóa ứng xử (giao tiếp)

Ứng xử là các cách thức quan hệ, thái độ và hành động đối với môi trường thiên nhiên, đối với xã hội và đối với người khác. Cách thức ứng xử

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 95 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)