Hiện trạng các hoạt động văn hóa học đường

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 58 - 63)

đườngtrong một số trường đại họ cở HàN ội hiện nay 2.1 Thực trạng văn hóa học đường trong một số trường đạ i h ọ c

2.1.2.Hiện trạng các hoạt động văn hóa học đường

2.1.2.1. Về hoạt động học tập

Mặt tích cực: Về đại thểđa số sinh viên hiện nay tích cực học tập, say sưa nghiên cứu, có thói quen đọc sách, tình trạng thụ động tiếp thu kiến thức,

ỷ lại... có xu hướng giảm bớt, tính chủ động trong học tập, nghiên cứu tăng lên. Đặc biệt, ý thức tự học của sinh viên ngày một nâng cao biếu hiện ở số

giờ tự học tại nhà (ký túc xá) và trên thư viện chiếm tỷ lệ khá lớn trong quỹ

thời gian của họ.

Về mục đích và động cơ học tập, qua điều tra hơn 1000 sinh viên ở 5 trường đại học trên địa bàn Hà Nội: ĐHKHTN, ĐHKHXH&NV, ĐHHN,

ĐHVH, HVBC&TT cho thấy: 65% cho rằng đi học để có việc làm sau khi ra trường; 53% cho rằng đi học để phát triển tài năng; 49,8% học do định hướng của gia đình, bạn bè; 26% cho rằng học để sau này làm công việc có thu nhập

58

cao; 65% muốn có học vấn và hiểu biết rộng; 58% sinh viên muốn có điều kiện học tập tốt hơn; 51,5% muốn học để tiếp cận nghề nghiệp; 50% có nhu cầu học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợ khác dễ kiếm việc làm

Nhìn chung, mục đích, động cơ học tập của sinh viên còn mờ nhạt, phân tán, thiếu định hướng chính trị, mới chỉ xoay quanh việc kiếm công ăn việc làm, có thu nhập cao, có vị trí trong xã hội mà không quan tâm đến trách nhiệm của cá nhân đối với sự phát triển xã hội, sự giàu mạnh của đất nước.

Về đại thể, sinh viên đều có cố gắng, nỗ lực học tập. Thực tiễn cuộc sống đã giúp họ nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của những tri thức trên giảng đường. Họ hiểu rằng trong nền kinh tế thị trường, năng lực và khả

năng thích ứng cao thì dù có đến 2, 3 bằng đại học vẫn có thể bị thất nghiệp. Chính vì vậy, một mặt họ tự giác nỗ lực học tập theo chuyên ngành đã chọn, mặt khác họ chủđộng học thêm ngoại ngữ, tin học mà cả văn bằng 2 nếu điều kiện cho phép. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục thì có tới hơn 70% sinh viên học thêm ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), 30% học thêm tin học, 25% học thêm các chuyên ngành khác. Cũng từ sự

nhận thức trên mà tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tập được khắc phục đáng kể. Khôing khí thi đua trong học tập của sinh viên vừa có tính phong trào, vừa mang tính cá nhân.

Theo sự đánh giá của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục, có khoảng 50% sinh viên thực sự ham học, có khoảng 15% học tập cầm chừng, phần đông còn học tập một cách thụđộng, đối phó (11). Nếu so sánh tinh thần học tập chủđộng của nhóm sinh viên ở khối kinh tế kỹ thuật thì tính tính cực của họ cao hơn so với khối sinh viên khối văn hoá xã hội nhân văn. Nhóm sinh viên ngoại trú lại có ý thức chủđộng học tập cao hơn so với sinh viên nội trú và họ cũng có điều kiện học thêm, tiếp xúc với cuộc sống phong phú hơn.

Mặt hạn chế: Về hoạt động học tập, có một bộ phận không ít sinh viên chưa nhận thức đúng về các yếu tốđểđảm bảo học tập đạt kết quả tốt. Cá biệt còn có người học theo kiểu “tài tử”, “cưỡi ngựa xem hoa”, “nước đến chân

59

mới nhảy”... Chủ nghĩa trung bình trong học tập tuy đã được khắc phục đáng kể nhưng vẫn còn biểu hiện ở một bộ phận không nhỏ sinh viên gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường học tập đại học nói chung. Những sinh viên này thường học tập cầm chừng, đối phó, họ chỉ cần thi không trượt là được, vì thế cái đích của họ chỉ là đạt điểm trung bình mà thôi.

Nhận thức sai đó lệch không những làm cho kết quả học tập của họ bị

hạn chế rất nhiều, ảnh hưởng đến công việc của họ sau này. Đây là một biểu hiện tiêu cực cần phê phán và đấu tranh khắc phục triệt để.

Bên cạnh đó, do những tác động tiêu cực của xã hội trong thời kì mới, những hạn chế vềđiều kiện học tập, về phương pháp giảng dạy và nhất là thái

độ và hành vi sai lệch của những sinh viên thiếu nghị lực, lười học đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đào tạo nói chung và kết quả học tập của một bộ phận sinh viên nói riêng. Điều này đặt ra cho các trường cũng như bản thân mỗi sinh viên cần nhanh chóng tìm ra những giải pháp mang tính khoa học và hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực trong thời kì mới.

Qua sự phân tích trên đây, có thể khái quát môi trường văn hóa học

đường đại học thông qua hoạt động học tập của sinh viên như sau: Đa số sinh viên ngày càng nhận thức rõ vị trí, vai trò của tri thức chuyên môn và năng lực bản thân quyết định tới việc làm và nghề nghiệp tương lai nên họ đã có ý thức tích cực học tập, nghiên cứu để có thể đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội và hy vọng có nhiều cơ hội kiếm được việc làm sau khi ra trường. Phần lớn sinh viên ý thức được vai trò của sự chủ động tìm tòi tự học, sựđoàn kết, học hỏi lẫn nhau sẽ góp phần tạo nên thành tích tốt trong học tập, nghiên cứu khoa học.

2.1.2.2. Về hoạt động nghiên cứu khoa học

Song song với việc học tập, nhiều sinh viên đã tranh thủ quỹ thời gian rỗi của mình để tích cực tham gia tập dượt nghiên cứu khoa học. Theo số liệu báo cáo của 55 trường đại học và cao đẳng, năm học 1999 - 2000 đã có gần

60

tới 10.000 đề tài nghiên cứu khoa học với sự tham gia của gần 20.000 sinh viên.

Nhiều đề tài có chất lượng khá cao được đề nghị tham gia giải thưởng cấp Bộ. Riêng các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội đã có tới 195 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt các giải ở cấp Bộ.

Có thể nói, sự tăng lên đáng kể về mặt số lượng cũng như chất lượng của các bài nghiên cứu khoa học của sinh viên chứng tỏ khả năng sáng tạo của tuổi trẻ học đường, tính chủđộng, độc lập trong học tập nghiên cứu được phát huy mạnh mẽ trong đông đảo sinh viên. Vấn đềđặt ra trong thời gian tới là làm sao biến tiềm năng nghiên cứu khoa học của sinh viên thành một hoạt

động phát triển sâu rộng thu hút sự tham gia của sinh viên ở cả lĩnh vực khoa học cơ bản và chuyên ngành.

2.1.2.3. Về hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ưu điểm: Trong những năm qua, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể

dục thể thao trong các nhà trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã được duy trì thường xuyên, vừa tạo được sân chơi bổ ích, vừa có tác động giáo dục nhiều mặt cho sinh viên.

Nhìn chung, ở cấp độ trường, các trường đại học đều duy trì được các hội diễn văn nghệ vào các dịp lễ kỷ niệm như vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Sinh viên Việt Nam 9/1, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày sinh nhật Bác 19/5…

Các cuộc thi văn nghệ cũng được nhiều trường tổ chức. Đó là những cuộc thi mang tính nội bộ từng trường như “Nữ sinh thanh lịch”, “Giọng hát vàng” (âm nhạc), “đôi giày vàng” (khiêu vũ)… Bên cạnh đó là các giải thi

đấu thể dục thể thao như các giải bóng đá của từng trường, của từng khoa và các cuộc thi ở các môn khác như cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bóng rổ...

Các hội thi, hội diễn toàn ngành và khu vực được tổ chức định kỳ đã thu hút hàng ngàn lượt giảng viên, sinh viên tham gia. Cuộc thi Olympic các

61

môn khoa học Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là sân chơi lớn để sinh viên các trường thể hiện sự hiểu biết của mình. Các hoạt động thể dục thể chất như Đại hội Thể dục thể thao sinh viên toàn quốc, Vòng chung kết Bóng đá sinh viên toàn quốc cũng được tổ chức định kỳ thu hút rất đông các trường cử đội bóng tham gia với sự cổ vũ của hàng vạn lượt sinh viên. Đặc biệt, hội thi “Tiếng hát sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc”được tổ chức 2 năm 1 lần thu hút sự tham gia của hàng chục trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội và các Sở Giáo dục - Đào tạo là một cuộc giao lưu văn hóa nghệ thuật lớn và trở thành diễn đàn nghệ thuật của học sinh, sinh viên cả nước thể hiện tình cảm của tuổi trẻ học đường với đất nước, với Đảng, với cuộc sống và giữa các trường với nhau.

Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… vẫn còn những mảng màu xám. Nhiều trường tổ chức các hoạt động trên vào dịp kỷ niệm một cách sơ sài, chiếu lệ, hình thức với nội dung chương trình văn nghệ đơn điệu, kém hấp dẫn hoặc các đội bóng tham gia chắp vá, lịch thi đấu không hợp lý, giải thưởng thấp…Nhiều trường vì nhiều lý do khác nhau đã không thể tổ chức các hoạt

động thường kỳ như do không có sân bãi nên không tổ chức được các giải bóng đá, thiếu kinh phí nên không tổ chức được các buổi giao lưu, diễn đàn trao đổi ….Mặt khác, cũng có trường do quá coi trọng các hoạt động trên mà

đầu tư kinh phí khá lớn cho các chương trình, giải đấu mời khách đến giao lưu… nhưng do nhiều yếu tố mà chất lượng các hoạt động không cao, không có tác dụng giáo dục, động viên sinh viên trong trường…

Như vậy, sự phát triển chung của phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao theo hướng nâng cao chất lượng, giảm về số lượng bên cạnh những mặt được vẫn có những hạn chế nhất định cần được tháo gỡ trong thời gian tới. Xây dựng môi trường văn hóa học đườngvới những giải pháp về nâng cao chất lượng các hoạt động này là một trong những việc làm có tác động tích cực đối với các hoạt động này trong tình hình hiện nay.

62

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 58 - 63)