Văn hóa giao tiếp

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 28 - 31)

Với tư cách là một hoạt động cơ bản của con người, giao tiếp đã trải qua nhiều thời đoạn mà tính chất và mức độ của mỗi thời đoạn khác nhau quy

định phong cách giao tiếp. Hay nói cách khác là trình độ giao tiếp ở mỗi giai

đoạn khác nhau phụ thuộc vào cá thể sống và nhiều điều kiện khác nữa ở từng giai đoạn đó. Song có lẽ bởi ngôn ngữ và bộ óc cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng văn minh, tính chất có văn hoá khởi đầu hiểu như là vun trồng, cày xới, sinh sôi, tăng trưởng ... mới được đặt ra trong hành vi giao tiếp. Khi tìm ra lửa con người biết ăn chín và chế tạo công cụ, quần áo sơ khai đã chứng tỏ bản lĩnh văn hoá và hành vi giao tiếp văn hoá đầu tiên của mình. Tiếp theo xã hội loài người ngày càng biến đổi và phát triển trong một trật tự được gắn kết bởi những quy ước bán luật, đầu tiên là những ước lệ về gia đình

28

xuất hiện gia phong. Trong quan hệ cộng đồng (làng, xã, phường) xuất hiện những hương ước, phong tục (địa phương). Ở cấp quốc gia thời quân chủ

phong kiến, có một hệ thống thể chế giao tiếp, ứng xử chính thức và toàn diện với những nội dung và mối phức tạp đa dạng của nó. Đi đôi với hệ thống ứng xử giao tiếp này, mà trật tự “Tam cương, ngũ thường” cũng như quan niệm của các bậc trí giả Phật, Lão, Nho... về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, về tiểu nhân, quân tử làm đại diện... là những dòng văn hoá, nghệ thuật của cung đình và bình dân. Mặc dù còn nhiều điểm hạn chế bởi lịch sử, bổ sung hay loại bỏ, nhưng trong ứng xử, giao tiếp kiểu phong kiến vừa nên hẳn cũng có một hạt nhân tiến bộ, đó là nếp trật tự kỉ cương, là tính tự giác trong hoạt động giao tiếp chuẩn mực, theo những tiêu chuẩn nhất định. Không phải ngẫu nhiên mà quan niệm, mà lề thói xưa còn in đậm cho đến tận bây giờ, đặc biệt ở các làng xã hay ở vùng sâu, vùng xa, vùng xa đô thị.

Như vậy, thành phần của giao tiếp hiện nay không đơn nhất. Nó là một màng lưới đan xen giữa cái cũ và cái mới, cái truyền thống và cái cải cách trong một dân tộc, một vùng, một nhóm người, thậm chí trong một bản thể, một nhân cách. Cũng như vậy giao tiếp có văn hoá được khuôn trong nội hàm hẹp hơn, không phải là toàn bộ các hành động giao tiếp, mà chỉ là những loại giao tiếp ứng xử mang tính đại diện, tính biểu trưng, tính biểu tượng, là gương soi cho nhiều thế hệ mang trong nó những thuộc tính, những tiêu chuẩn có tính văn hoá, đạo đức và thẩm mĩ phù hợp với cảm quan và trí tuệ, tâm thức của một dân tộc. Hơn nữa, nó có thể là cốt lõi hình thành một cách ứng xử, giao tiếp đẹp đẽ, lành mạnh và đạt được mức độ biểu tượng cao, hình thành một lối sống đa dạng về mặt nội dung trên cơ sởđịnh chuẩn chân, thiện, mỹ.

Giao tiếp là hành vi diễn ra hằng ngày, song mới được chú ý với tính chất bộ phận, vì thế nó vụn vặt và được thể hiện dưới những dạng “bán tiêu chuẩn”, “những lời khuyên” theo kiểu “tin thì tin, không tin thì thôi”. Giao tiếp có văn hoá cũng vậy. Nó hầu nhưđang không chịu nổi sự biến động đến chóng mặt không chỉđời sống kinh tế mà còn đời sống tâm linh, không những

29

khía cạnh vật chất mà còn về khía cạnh tinh thần và lý tưởng trong điều kiện

đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hoà nhập mạnh mẽ với quốc tế. Hầu như đang có một cuộc đối mặt giữa lý tưởng và thực tại đời sống trong vấn đề giao tiếp có văn hoá. Và thực tế đang chứng minh rằng những quan niệm cổ truyền đang có khả năng bị lãng quên, các chuẩn mực đạo đức thẩm mĩ nếu không có ý thức giữ gìn sẽ bịđảo lộn. Thế hệ mới đang tìm một cái “chuẩn” mới cho đời sống sinh hoạt và giao tiếp của họ chăng? Họđang muốn tách bạch giữa cái đã có, cái đang có và cái sẽ có chăng? Và họ sẽ làm gì đểđạt được cái “chuẩn” đó mà không vi phạm cái chân, thiện, mĩ đã trở thành lý tưởng văn minh, văn hoá của ngàn đời.

Chỉ riêng trong lĩnh vực giao tiếp văn hoá, đời sống đang đặt ra vô vàn câu hỏi đòi hỏi phải trả lời là có phải hệ thống giao tiếp đang biến thiên đi xuống và giao tiếp văn hoá đang ngày càng thu hẹp phạm vi? Có phải là lối sống đang xuống cấp của các hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp? ... đểđi đến một nếp sống văn hoá, để hình thành một loại hình văn hoá giao tiếp cho hôm nay cũng như cho thế hệ sau và phải làm cho giao tiếp có văn hoá ngày càng

được trân trọng, được lặp đi lặp lại thành nếp, được tôn vinh và ngày càng thắng thế trong xã hội, nhất là trong môi trường văn hóa giáo dục học đường.

Giao tiếp và văn hoá giao tiếp là toàn bộ những giao tiếp ở tất cả các lĩnh vực khác nhau trong xã hội đạt đến trình độ nhất định của cái đẹp, cái tốt, cái thật phù hợp với tiêu chuẩn định hướng về văn hoá. Nó mang tính chất văn hoá, có giá trị văn hoá và được coi là đại diện hay biểu tượng cho loại thể và phong cách giao tiếp. Từ đó tạo cho con người có tri thức đúng, tình cảm đẹp, biết sống hoà đồng, biết vì mọi người, biết làm giàu cho mình và cho đất nước. Từ sự phân tích trên có thể đưa ra khái niệm văn hóa giao tiếp như sau: Văn hóa giao tiếp là sự trao đổi bằng ngôn ngữ và cử chỉ hành

30

nhằm đạt tới chuẩn mực về cái đẹp, cái tốt, cái văn minh lịch sự cao nhất mà loài người vươn tới

Trên đây là những khái niệm cơ bản, sử dụng để tìm hiểu và phân tích thực trạng cũng nhưđưa ra những giải pháp về văn hoá giao tiếp của sinh viên trong các trường đại học.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)