Mục tiêu xây dựng văn hóa học đườngtrong các trường đại học trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 133 - 137)

- Hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ

trên địa bàn HàN ộ

3.1. Mục tiêu xây dựng văn hóa học đườngtrong các trường đại học trên địa bàn Hà Nộ

Mc tiêu 1: Xây dng văn hóa hc đường là nhm cng c, điu chnh và thiết lp các giá tr văn hóa hc đường tt đẹp

Trong cuộc đối mặt với sự xâm thực của nhiều giá trị văn hóa học

đường mới của nhân loại, mỗi người trong chúng ta sẽ nhận ra những giá trị

tốt đẹp của cha ông. Điều này có nghĩa là trong sự vươn lên sánh ngang với nhân loại về những giá trị văn hóa, giáo dục mang tính phổ biến sẽ có sự trở

về một cách tự nhiên với các giá trị truyền thống bởi chúng không chỉ bồi bổ, làm giàu kiến thức cho các cá nhân khi tìm hiểu về dân tộc mình mà còn là phương thức rất có hiệu quảđể thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đời sống tâm linh của mỗi người.

Như vậy, cùng với việc đa dạng hóa các giá trị văn hóa học đườngthì vấn đề đặt ra là làm sao có thể hạn chế đến mức thấp nhất những “phản giá trị” trong văn hóa, những nội dung không thích hợp trong giáo dục để một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa giáo dục tiến bộ của các nước phục vụ cho sự

nghiệp phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền giáo dục có chất lượng cao với nhiều trường mang đẳng cấp quốc tế.

Từ thực tiễn giáo dục đại học hiện nay, rõ ràng tổ chức tốt việc xây dựng văn hóa học đườngtrong các nhà trường là điều kiện quan trọng đếđịnh hướng, điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên, tạo lập các giá trị phù hợp với truyền thống của nền giáo dục Việt Nam, củng cố những giá trị tốt đẹp làm nền tảng cho sự lành mạnh hóa các quan hệ, hoạt động trong nhà trường. Điều này sẽ càng phát huy hiệu quả nếu nhà trường tích cực giáo dục, tuyên truyền

133

về các giá trị truyền thống tốt đẹp đồng thời góp phần phê phán những thói hư

tật xấu những “phản giá trị” đang thâm nhập và bén rễ trong môi trường văn hóa học đường đại học.

Mc tiêu 2: Xây dng văn hóa hc đường đại hc nhm bi đắp các quan h văn hóa hc đườnglành mnh trong nhà trường

Bước vào cơ chế thị trường và với sự tăng lên nhanh chóng của các

điều kiện sinh hoạt, các quan hệ văn hóa học đường đang có những biến chuyển theo hướng “vật chất hóa” các quan hệ. Theo đó, bên cạnh những tình cảm tốt đẹp trong quan hệ thầy trò, bạn bè đã có chỗ cho những quan hệ mang tính “sòng phẳng”, “có đi có lại”, dùng đồng tiền để tạo lập và duy trì quan hệ

theo kiểu “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, không tiền không bạc hết ông tôi” (trích thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm)…

Có thể thấy, những hiện tượng tiêu cực đang xảy ra trong các trường

đại học sẽ làm cho quan hệ thày trò, bạn bè trở nên xấu đi, ở nhiều trường đã

đến mức báo chí phải lên tiếng khiến Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ

Giáo dục - Đào tạo) phải lập đường dây nóng để tiếp nhận những phản ánh về

những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của sinh viên đồng thời yêu cầu các Sở Giáo dục - Đào tạo tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tiêu cực, nêu cao tấm gương người thày giáo trong cuộc vận động “kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”.

Trong bối cảnh phức tạp trên, có thể nói việc xây dựng môi trường văn hóa giáo dục trong nhà trường đại học hiện nay, đặc biệt là bằng các hình mẫu sinh viên văn hóa, giảng viên văn hóa để giáo dục, điều chỉnh, bồi đắp các mối quan hệ thầy trò, bạn bè là một hướng đi phù hợp và cần được ưu tiên hiện nay.

Mc tiêu 3: Xây dng văn hóa hc đường đại hc đáp ng nhu cu hot động văn hóa hc đường đa dng, phong phú ca sinh viên

Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự nâng lên về mức sống của các tầng lớp xã hội trong đó có sinh viên và kéo theo đó là sựđa dạng hóa

134

các nhu cầu về hoạt động văn hóa học đường trong và ngoài nhà trường. Với sinh viên thì bên cạnh việc học tập, nghiên cứu trong nhà trường là hoạt động chính còn có nhu cầu về những hoạt động vui chơi, giải trí mới cả về chất và lượng.

Ở ngoài nhà trường, sinh viên có nhu cầu tham gia vào tất cả các hoạt

động trong xã hội. Điều này cũng dễ hiểu vì với đặc điểm riêng của mình, thông qua các hoạt động phong phú được tham gia, sinh viên được thử. sức, trải nghiệm bản thân. Tất nhiên, trong các hoạt động bên ngoài mà sinh viên tham gia bên cạnh những hoạt động lành mạnh như đọc sách báo, xem ti vi, chơi thể thao, tham quan dã ngoại, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè... cũng có cả

những hoạt động không lành mạnh như đua xe, tụ tập chè chén, xem phim khiêu dâm, chơi lô đề… Đây là vấn đề lớn đặt ra đối với những người làm công tác quản lý sinh viên.

Như vậy, trong tình hình hiện nay rất cần có sự định hướng nhu cầu hoạt động văn hóa học đường của sinh viên. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được trong các nhà trường nếu việc xây dựng môi trường văn hóa học

đường được tiến hành mà một trong những đích hướng tới là phải đáp ứng

được nhũng nhu cầu đa dạng của sinh viên. Trong việc đa dạng hóa các hoạt

động văn hóa học đườngcần chú ý đến những xu hướng chính trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí là: Sự hứng thú với các hoạt động học tập, nghiên cứu, vui chơi, giải trí liên quan đến kỹ thuật hiện đại; Sự ưa chuộng những hoạt động tập thể; Thích các hoạt động mang tính chất tự do cao, phát huy

được tính sáng tạo độc đáo của cá nhân.

Mc tiêu 4: Xây dng văn hóa hc đường đại hc nhm to lp cnh quan văn hóa hc đường hài hoà, xanh - sch - đẹp

Trong lý luận giáo dục hiện đại, ngày càng có nhiều người đánh giá cao vai trò, tác dụng tích cực của cảnh quan sư phạm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường ở bất cứ bậc học nào. Theo đó, việc thiết kế, xây dựng và duy trì được một cảnh quan sư phạm tốt là một trong những điều

135

kiện quan trọng để tạo hừng thú học tập, môi trường vui chơi giải trí cho học sinh, sinh viên.

Chính bởi vậy, xây dựng văn hóa học đường đại học với những tiêu chí cụ thể đối với việc cảnh quan văn hóa học đườngtheo hướng bố trí hài hòa, gìn giữ vệ sinh đảm bảo xanh - sạch - đẹp, tận dụng tối đa sự ưu ái của cảnh quan đó phục vụ cho các hoạt động văn hóa học đường , nhất là các hoạt động ngoài trời là xu hướng mang tính bắt buộc đối với mỗi nhà trường đại học trong tình hình mới. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi các trường đại học hiện nay đang bị quá trình đô thị hóa làm cho cảnh quan văn hóa học đường bị xâm hại nghiêm trọng, nhiều trường đã không còn đủ không gian cho các hoạt động văn hóa học đườngtập thể diễn ra bởi sự chật hẹp về khuôn viên và sự thiết kế bất hợp lý trong quá trình xây dựng trước đây. Đó có lẽ cũng là lý do để rất nhiều trường đại học đã xin chuyển địa điểm ra khỏi trung tâm thủ đô để có một khuôn viên rộng rãi hơn đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí của sinh viên trường mình.

Mc tiêu 5: Xây dng văn hóa hc đường đại hc góp phn tăng cường và nâng cao cht lượng hot động ca các thiết chế văn hóa hc đường

Có thể nói, hiện nay có không ít thiết chế văn hóa học đường đại học hoạt động trong tình trạng cầm chừng bởi một đội ngũ cán bộ vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ cùng với một nguồn kinh phí ít ỏi hầu như chỉ đủ cho các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chung của nhà trường như khai giảng, các hoạt động lớn chào mừng các ngày lễ, đại hội đảng bộ trường, đại hội công nhân viên chức, bế giảng và một số hoạt động phụ rất hạn chế khác. Chính vì vậy, việc tổ chức xây dựng môi trường văn hóa học đường với một trong những định hướng quan trọng là tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế van hóa học đườngsẽ là một hoạt động thiết thực khơi dậy nhận thức của lãnh đạo nhà trường về tầm quan trọng của các thiết chế đặc thù đó trong công tác này nói riêng, trong việc nâng cao chất lượng

136

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)