- Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên: Xây dựng tình bạn trong sáng,
2.3.1. Xây dựng những hình mẫu văn hóa học đườngtrong các trường đại học.
riêng và tất cả các bậc học nói chung.
2.3. Xây dựng hình mẫu, mô hình, tổ chức, thiết chế văn hóa học
đường trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
Để góp phần thiết thực vào việc xây dựng văn hóa học đường trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Mục này xin đưa ra các hình mẫu, mô hình tổ chức, thiết chế văn hóa học đường, mục đích của việc này là thông qua các hình nẫu, mô hình, thiết chếđược đúc rút, tổng kết từ khảo sát thực tế, người viết muốn đề xuất một số tiêu chí, hình thức cụ thể, từ đó xây dựng và hoàn thiện các hình mẫu, mô hình văn hóa học đường hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa học đường đại học lành mạnh phong phú, trong sáng.
2.3.1. Xây dựng những hình mẫu văn hóa học đường trong các trường đại học. trường đại học.
Khái niệm hình mẫu
Hình mẫu (mẫu hình, kiểu mẫu) là sự thể hiện của một đối tượng lý tưởng đạt tới bằng cách lựa chọn những tiêu chí mang tính điển hình (bao gồm các giá trị chuẩn mực cốt lõi) cho các đối tương thực tiễn hoặc bằng cách dựa vào một tập hợp những đặc trưng (bao gồm những phẩm chất, năng lực chủ yếu) cần có cho một đối tượng mang tính đại diện nhằm tiếp cận trạng thái hoàn hảo nhằm định hướng cho các đối tượng cụ thể.
Tạo dựng các hình mẫu chính là hành động nhằm định lượng các tiêu chí cho việc đánh giá, bình xét các danh hiệu cụ thể. Bởi chính thông qua các hình mẫu, người ta có thể đánh giá, phân loại được một hay một nhóm đối tượng so với hình mẫu trong những điều kiện xác định để hiểu hơn về trình
độ, trạng tháicủa đối tượng đó. Có rất nhiều danh hiệu thuộc lĩnh vực văn hóa
được xác lập và trở thành mục đích của các đợt thi đua từ khi văn hóa tuy chưa được hiểu một cách thống nhất nhưng đã được sử dụng rộng rãi với tất cả sự phong phú về nội hàm và ngoại biên của từ này. Đặc biệt, những danh
84
hiệu văn hóa thực sự được chú ý và trở thành mục tiêu phấn đấu của các cá nhân và tổ chức, các đoàn thể, địa phương…từ cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam phát động. Có thể kểđến các danh hiệunhư gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, công sở văn hóa…Cùng với các danh hiệu trên là những tiêu chí cụ thể xác định và công nhận danh hiệu.
Trong môi trường văn hóa học đường đại học, hiện nay hầu như chưa có những danh hiệu chung liên quan đến yếu tố văn hóa với cách hiểu như định nghĩa ở Chương 1. Vì vậy, nên chăng cần có một danh hiệu tạm gọi là “sinh viên văn hóa”, “giảng viên văn hóa” trong nhà trường đại học với những tiêu chí đánh giá, công nhận cụ thể. Dưới đây xin đưa ra những tiêu chí mang tính gợi mở cho các mẫu hình để bình xét các danh hiệu trên.