Hiện trạng cảnh quan văn hóa học đườngtrong các trường đại học ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 71 - 74)

đườngtrong một số trường đại họ cở HàN ội hiện nay 2.1 Thực trạng văn hóa học đường trong một số trường đạ i h ọ c

2.1.4.Hiện trạng cảnh quan văn hóa học đườngtrong các trường đại học ở Hà Nộ

Ưu điểm: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Giáo dục - Đào tạo đã được chú trọng đầu tư nhằm bắt kịp với nền giáo dục của thế giới. Cùng với những cố gắng đổi mới về nội dung, chương trình

71

và phương pháp dạy và học, cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy học của các trường Đại học ở Hà Nội cũng đã được nâng cấp đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu và rèn luyện ngày càng cao, đa dạng, phong phú của đông

đảo học sinh, sinh viên.

Từ lâu, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục đại học - nơi đào tạo ra những chủ nhân tương lai chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, nhiều trường trọng điểm đã

được đầu tư lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện dạy - học khang trang, hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và dần tiếp cận đẳng cấp quốc tế. Các trường khác cũng được cấp kinh phí nâng cấp, cải tạo từng bước nhằm tiến tới chuẩn hóa cơ sở hạ tầng giáo dục đại học.

Cùng với sựđầu tư của Nhà nước, trong xu hướng tiến tới tự chủ về tài chính, các trường đại học ở Hà Nội cũng đã bằng nhiều phương thức thu hút, liên kết đào tạo với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước thông qua đó nhận những khoản kinh phí để hiện đại hóa cơ sở trường lớp. Đặc biệt, hệ

thống các trường dân lập với sự tự chủ hoàn toàn về tài chính trong cuộc cạnh tranh thu hút sinh viên theo học đã có sự đầu tư khá lớn để xây dựng trường sở. Có thể nói, hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây, sinh viên hiện nay đang

được học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong những nhà trường với cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy - học hiện đại nhất.

Trước những thuận lợi đó, sinh viên đang ứng xử với cảnh quan văn hóa học đườngnhư thế nào? Rõ ràng là ý thức bảo vệ cảnh quan trường lớp của sinh viên đã được nâng cao so với trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc môi trường để học tập và sinh hoạt trong nhà trường đại học đang ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn. Với sự đầu tư về các vật dụng chứa rác thải cũng như một đội ngũ nhân vệ sinh môi trường khá chuyên nghiệp (nhiều trường

đã ký hợp đồng với các công ty vệ sinh chuyên nghiệp), việc quét dọn, thu gom rác thải được làm thường xuyên. Bên cạnh đó, sựđầu tư về cơ sở hạ tầng

72

chuyên dụng; những con đường vào các trường không còn ngập nước lênh láng như trước; hệ thống các thùng rác được đặt hợp lý trong và ngoài giảng

đường cũng đã góp phần hạn chế đáng kể lượng rác thải phải quét dọn, thu gom mỗi ngày… Cùng với ý thức giữ gìn môi trường chung của giảng viên, sinh viên trong các trường đại học, có thể nói cảnh quan văn hóa trường học

đã và đang góp phần vào chất lượng đào tạo chung của mỗi nhà trường.

Hạn chế: Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên và một bộ phận giảng viên, cán bộ công nhân viên đã hiểu đúng và đầy đủ vai trò của việc giữ gìn cảnh quan văn hóa học đường đối với hoạt động dạy - học. Vẫn còn một bộ

phận thiếu tính tự giác bảo vệ môi trường vẫn xả rác bừa bãi (chủ yếu là giấy nháp, túi nylon, vỏ đồ hộp…) gây mất vệ sinh trường lớp. Không ít sinh viên do ý thức kỷ luật kém đã vi phạm nội quy của lớp, khoa trường như viết, vẽ

bậy (bằng bút bi, bút mực, bút phủ thậm chí còn khắc chữ, hình, dán ảnh, dính kẹo cao su…lên bàn, ghế, bảng, tường của lớp học. Trên nhiều bức tường ở

các hành lang có thể thấy rất nhiều những vết giày, dép mà những sinh viên trong lúc trêu đùa đã đạp lên. Và chắc cũng không thể không có lý do mà vẫn thường xuyên có những tờ giấy hoặc tấm bảng nhỏ với dòng chữ nhắc nhở

“Bỏ rác đúng nơi quy định” ở các góc hành lang, “Vệ sinh xong nhớ dội nước” ở các nhà vệ sinh trong nhà trường.

Như vậy, trước thực trạng cảnh quan văn hóa học đường như trên, bên cạnh việc phát huy những mặt tích cực, cần phải khắc phục những mặt tiêu cực (tự do, tùy tiện, cẩu thả...) trong thái độứng xử với môi trường bằng việc xây dựng một nếp sống văn hóa sinh thái, trong đó, thái độ thân thiện, tự giác bảo vệ cảnh quan môi trường, hiểu biết, có trách nhiệm với môi trường dựa trên cơ sở những tri thức văn hóa sinh thái và ý thức môi trường là một việc làm rất cần thiết trong các trường đại học hiện nay, nhất là khi chúng ta đang tiến hành xây dựng những trường đại học mang đẳng cấp quốc tế.

73

2.1.5. Thc trng hot động ca các thiết chế văn hóa hc đường đại hc Hà Ni

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 71 - 74)