Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 121 - 123)

- Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên: Xây dựng tình bạn trong sáng,

e,Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

Để việc xây dựng mô hình lớp học đạt hiệu quả cao, cần có sự quan chỉ đạo đôn đốc và sự phối hợp thực hiện nhịp nhàng giữa các bộ phận sau:

- Ban Giám hiệu phát động xây dựng môi trường văn hóa học

đườngtrong nhà trường và trực tiếp chỉ đạo các khoa tiến hành xây dựng mô hình Lớp học văn hóa;

- Phòng Công tác Chính trị và quản lý sinh viên đề ra các tiêu chuẩn cụ

thể cho việc xây dựng và bình xét danh hiệu Lớp học văn hóa;

- Các khoa có kế hoạch tổ chức tốt việc xây dựng và nhân rộng mô hình, thường xuyên đôn đốc công tác này thông qua giảng viên chủ nhiệm các lớp, Ban chấp hành liên chi khoa và các lớp trưởng, bí thư chi đoàn;

- Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên phối hợp với phòng Công tác Chính trị và quản lý sinh viên thường xuyên tổ chức các hoạt động phong phú, ý nghĩa, thành lập các câu lạc bộ sở thích tạo môi trường học hỏi, giao lưu, đồng thời tổ chức các cuộc thi thiết thực tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên các khoa, các lớp và các cá nhân tham gia.

- Ban Quản lý Ký túc xá sinh viên, nhà văn hóa sinh viên, trung tâm thông tin thư viện, nhà giáo dục thể chất… phối hợp tổ chức tốt các hoạt động phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí, tập luyện thể dục thể thao…

121

Ban cán sự, Ban chấp hành chi đoàn các lớp tổ chức tốt các hoạt động của lớp đôn đốc sinh viên thực hiện nghiêm chỉnh nội quy trường, lớp, tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, khoa, trường;

- Sinh viên tự giác chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, phấn

đấu học tập, nghiên cứu, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với sở trường, sở thích của mình vì sự tiến bộ, thành tích chung của lớp;

Các tổ chức, đoàn thể trong trường cần xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường bạn, các nhà văn hóa, các tổ chức, đơn vị

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật thể dục thể thao … Trên cơ sở đó, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, diễn đàn học tập, trao đổi thông tin, hợp tác đào tạo, nghiên cứu…thu hút đông đảo sinh viên quan tâm tham gia.

2.3.2.2. Thiết kế mô hình văn hóa học đường thông qua Nhà văn hóa sinh viên hóa sinh viên

Theo “Đại từ điển tiếng Việt”, nhà văn hóa là “nơi sinh hoạt văn hóa cho đông đảo quần chúng” (18)

Một cách cụ thể hơn: Nhà văn hóa là cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục XHCN ngoài nhà trường, là một trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa - xã hội có nhiệm vụ chuyển tải những giá trị, những tinh hoa văn hóa nghệ

thuật của dân tộc và nhân loại về cho quần chúng nhân dân hưởng thụ, đồng thời tạo tạo mọi điều kiện để quần chúng sáng tạo ra các giá trị văn hóa nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tinh thần trong thời gian rỗi.

Nếu đứng ở góc độ kinh tế học để xem xét văn hóa với tư cách là một sản phẩm hàng hóa mang tính đặc thù thì nhà văn hóa là đơn vị vừa sản xuất, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa văn hóa đó.

a, Nhng căn cđể xây dng mô hình

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của nhà văn hóa sinh viên; - Căn cứ vào phương hướng xây dựng, phát triển của nhà trường;

122

- Căn cứ vào nhu cầu hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi, giải trí của sinh viên;

- Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của nhà văn hóa;

- Căn cứ vào trình độ tổ chức, năng lực chuyên môn, nhiệt tình công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà văn hóa.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 121 - 123)