Nhóm giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 144 - 151)

- Hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ

trên địa bàn HàN ộ

3.3.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

Giái pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường trong trường đại học

Hiện nay, nhận thức chung về văn hóa nói chung và văn hóa học đường nói riêng của nhiều giảng viên, sinh viên trong các trường đại học đối với văn hóa học đường còn chưa được chú ý đúng mức. Điều này dẫn đến tình trạng là nhiều biểu hiện tiêu cực trong nhà trường chưa được ngăn chặn, hoạt động của các thiết chế văn hóa – giáo dục chỉ cầm chừng, nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Vấn đề tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường trong các trường đại họ có ý nghĩa to lớn. Điều này rất cần thiết vì thực chất đây là hoạt động nhằm tạo ra sự hiểu biết sâu sắc, toàn diện về môi trường văn hóa học đường cho sinh viên, giảng viên và cán bộ công nhân viên thông qua nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường, cán bộ, công nhân viên và sinh viên hình thành thái độđúng đắn đối với những giá trị, bồi đắp các quan hệ, hiểu được ý nghĩa của các hoạt động và phát huy được vai trò tích cực của hệ thống các thiết chế văn hóa học đường trong nhà trường. Việc làm này sẽ làm cho môi trường văn hóa học đường được xây dựng sẽ hình thành và phát triển theo chiều sâu, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các mục tiêu đào tạo của nhà trường.

144

Đây là việc làm đòi hỏi sự linh hoạt, nhuần nhuyễn thông qua các hoạt

động văn hóa học đường phù hợp với điều kiện từng trường. Trong đó, cần lưu ý những điểm sau:

- Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, đổi mới giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa, môi trường giáo dục ... tạo điều kiện xây dựng lối sống và con người mới bằng các hình mẫu theo những chuẩn mực của xã hội Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên nhà trường về vị thế, vai trò của môi trường văn hóa học đường đối với sự phát triển của nhà trường;

- Tổ chức, vận động hình thành các phong trào sinh viên hướng tới các nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa học đường , tiến hành xây dựng và hoàn thiện các mô hình tổ chức và thiết chế văn hóa học đường trong nhà trường. Trên cơ sở đó phòng chống có hiệu quả sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào nhà trường, tạo lập môi trường văn hóa học đường lành mạnh, an toàn, bền vững.

Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch ban hành quy định, xác lập các tiêu chí về văn hóa học đường đại học

Đây là giải pháp tổng hợp nhằm tác động vào những điều kiện trực tiếp, quy trình cụ thể, nội dung chi tiết của việc xây dựng văn hóa học đường trong nhà trường đại học.

Bộ Văn hóa - Thông tin cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo cần có một thông tư liên bộ về xây dựng môi trường văn hóa học đường với các nội dung vừa mang tính định hướng, chỉ đạo, vừa gợi mở những giải pháp tổng thể cho hoạt

động này. Ở cấp trường, mỗi trường cần lập kế hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), ban hành nội quy, xác lập các tiêu chí cụ thể để có thể tô chức xây dựng tốt môi trường văn hóa học đường ở trường mình.

Đểđạt hiệu quả cao khi thực hiện giải pháp này, cần lưu ý:

- Bảo đảm tính kế hoạch của quá trình xây dựng văn hóa học đường. Tổ

145

hóa học đường được tiến hành một cách khoa học. Việc đảm bảo tính kế

hoạch phải được quán xuyến trong tất cả các khâu: lập kế hoạch, điều hành thực hiện kế hoạch và kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm;

- Bảo đảm tính hiệu lực của các quy định về xây dựng văn hóa học

đường. Đây là yêu cầu nhằm làm cho quá trình xây dựng môi trường văn hóa học đường từ “khả thi” trở nên có tính “thực thi” cao. Điều này được thể hiện

ở sự hợp lý trong việc sắp xếp các điều lệ, sự bao quát trong các nội dung, sự đa dạng trong các chế tài (bao gồm khen thưởng - kỷ luật, biểu dương - phê phán, giáo dục - hành chính ... ) và sự cân đối trong các phần của quy định để

tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình tiến hành xây dựng văn hóa học

đường.

- Bảo đảm tính chuẩn mực của các tiêu chí về môi trường văn hóa học

đường. Việc đưa ra các tiêu chí trong xây dựng văn hóa học đường đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng điều kiện thực tế của nhà trường ở nhiều khía cạnh. Tính chuẩn mực sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc áp dụng thành công các tiêu chí vào công tác đánh giá, bình xét các danh hiệu đảm bảo sự công bằng, dân chủ cho các chủ thể có thành tích trong quá trình xây dựng văn hóa học

đường.

Giải pháp 3: Đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị

học tập và sinh hoạt trong nhà trường

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu học đại học ngày càng tăng. Đó chính là lý do tại sao các nhà trường phải tính

đến việc đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của mình bao gồm xây dựng các lớp học, hội trường, nhà văn hóa mới, đa chức năng, trang bị các thiết bị kỹ thuật phù hợp, hiện đại ... Cơ sở vật chất được đầu tư đúng mức sẽ là cơ sở để chúng hoạt động đúng chức năng đã được hoạch định.

Ở giải pháp mang tính khách quan này, cần phải chú ý đặc biệt việc kết hợp giữa yếu tố hiện đại và việc giữ gìn nét truyền thống trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ dạy học, việc kết hợp giữa phương tiện công

146

nghệ hiện đại với những công cụ dạy và học truyền thống. Khi tiến hành xây dựng, cải tạo mở rộng cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị cũng cần chú ý cả khía cạnh kinh tế của chúng trong việc phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, sinh hoạt cả trước mắt và lâu dài. Có như vậy, sự đầu tư sẽ đem lại hiệu quả cả về mặt văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và mang tính bền vững.

Giải pháp 4: Tăng cường nguồn nhân lực, kinh phí để tổ chức các hoạt

động văn hóa học đường , chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa học đường

Dễ nhận thấy ở nhiều trường đại học, nguồn nhân lực, kinh phí cho các hoạt động văn hóa học đường còn thiếu và ít ỏi. Điều này dẫn đến việc nhiều hoạt động văn hóa học đường diễn ra trong tình trạng cắt xén nội dung, rút ngắn thời gian và hạn chế về số lượng cá nhân, tập thể tham gia. Từ đó dẫn

đến chất lượng chung của chương trình không cao, nhiều hoạt động không thu hút được đông sinh viên tham gia (trong đó có các hoạt động thiết thực như

hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh hoạt câu lạc bộ... ).

Tăng cường nguồn nhân lực cho những hoạt động văn hóa học đường sẽ không thể tách rời việc tăng mức kinh phí cho các hoạt động đó. Một đội ngũ cán bộ, chuyên viên có trình độ, năng lực tổ chức các hoạt động văn hóa học đường với những chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng thúc

đẩy quá trình xây dựng môi trường văn hóa học đường phát triển mạnh mẽ và

đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở một đội ngũ cán bộ, nhân viên được bố trí hợp lý, kinh phí hoạt động được đầu tư đúng mức cũng như từ việc thu hút các nhà tài trợ, trường đại học sẽ có đủđiều kiện để phát huy vai trò của mình thông qua các hoạt động đa dạng, phong phú, có chất lượng phục vụ giảng viên, sinh viên.

Đặc biệt, với nhà văn hóa, thư viện thì có thể nói việc tăng cường nhân sự và kinh phí hoạt động chính là động lực để thúc đẩy không chỉ quá trình xây dựng văn hóa học đường mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường một cách toàn diện.

147

Giải pháp 5: Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường

Đây là giải pháp vận dụng linh hoạt phương thức đặc trưng của hoạt

động thi đua vào xây dựng văn hoáhọc đường đại học. Việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần tạo ra động cơ, thái độ thi đua tích cực giữa các cá nhân và tập thể trong nhà trường nhằm hướng tới các danh hiệu cụ thể. Bên cạnh

đó việc làm này còn giúp những người tổ chức, chỉ đạo rút kinh nghiệm, củng cố các tiêu chí bình xét, đánh giá các điển hình, tập thể tiên tiến trên cơ sởđó nhân rộng những điển hình này trong phạm vi toàn trường.

Để thực hiện giải pháp này đạt kết quả cao, cần đảm bảo:

- Phát hiện một cách chính xác, kịp thời những gương người tốt việc tốt, tập thể tiên tiến, những cách làm đúng đắn, sáng tạo, độc đáo, khẳng định và ủng hộ những nhân tố tích cực trong việc sử dụng và xác lập các giá trị văn hóa học đường , tổ chức các hình thức hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ của các thiết chế văn hóa học đường

- Có biện pháp cụ thể nhân rộng và phát huy vai trò của các điển hình tiên tiến nhằm động viên, khích lệ mọi người thi đua học tập noi theo như

tuyên truyền gương điển hình, đối thoại, tọa đàm nhằm rút kinh nghiệm và phát húy kết quảđã đạt được.

- Những người tổ chức xây dựng văn hóa học đường cần phải đi sâu đi sát trong các phong trào để phát hiện các điển hình chính xác, kịp thời từ đó lập kế hoạch nhằm chủđộng bồi dưỡng hạt nhân, tổ chức có hiệu quả các biện pháp thi đua tiếp theo.

Giải pháp 6: Xây dựng các câu lạc bộ sinh viên do sinh viên tổ chức và

điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động học tập, nghiên cứu, vui chơi giải trí cho sinh viên

Các câu lạc bộ là một hình thức tổ chức hoạt động có hiệu quả nhằm tạo sân chơi thu hút đông đảo sinh viên có cùng sở thích, năng lực về một lĩnh vực nào đó. Việc thành lập được các câu lạc bộ và tổ chức hoạt động định kỳ,

148

thường xuyên với những nội dung thiết thực phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ

học tập nghiên cứu và vui chơi, giải trí của sinh viên. Việc làm này sẽ có tác

động tích cực nhằm bồi dưỡng năng khiếu, định hướng thị hiếu, phát huy sở

trường, thông qua đó các thành viên có điều kiện hoàn thiện mình, góp sức mình xây dựng câu lạc bộ ngày càng vững mạnh, phát huy vai trò nhiệm vụ

chung là xây dựng một môi trường văn hóa học đường lành mạnh, phong phú.

Giải pháp 7: Tổ chức các sân chơi văn hóa nghệ thuật, thể dục thể

thao, các hội thi với nội dung mang tính giáo dục, tryền thông.

Giả pháp này nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thể hiện khả năng, giao lưu, học hỏi nhằm đinh hướng thị hiếu, nâng cao thể chất, củng cố kiến thức chuyên môn và mở rộng hiểu biết xã hội qua đó lành mạnh hóa môi trường văn hóa học đường trong nhà trường. Đặc biệt cần nhấn mạnh vai trò tác động của các hội thi đối với việc hình thành nếp sống sinh hoạt, học tập lành mạnh cho sinh viên hiện nay. Cụ thể là:

- Hội thi đáp ứng được hầu hết các nhu cầu sinh hoạt học tập, vui chơi giải trí của sinh viên với nhiều chủ đề, nội dung phong phú, thiết thực như: Hội thi nữ sinh thanh lịch, Hội thi giọng hát hay, Hội thi đôi nhảy đẹp, Hội diễn văn nghệ quần chúng các khoa trong trường...

- Hội thi góp phần nâng cao đời sống tinh thần, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách, kích thích tính tích cực, chủđộng tham gia sinh hoạt tập thể, phát triển ý thức tự khẳng định mình của sinh viên;

- Hội thi là dịp mở rộng việc đoàn kết, tập hợp sinh viên góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Đoàn, Hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên với thầy cô, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần kỷ luật, thái độ tự giác, tự nguyện tham gia của sinh viên đối với các hoạt

động đoàn thể; Hội thi là một phương thức để cán bộ Đoàn, Hội tiếp cận với sinh viên, tổ chức, hướng dẫn họ phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, sinh hoạt, không ngừng tự hoàn thiện những phẩm chất, năng lực của bản thân;

149

- Đối với bản thân mỗi sinh viên, hội thi còn là một bài tập thực hành quan trọng trong quá trình được đào tạo trong nhà trường đại học. Về thực chất hội thi là một sinh hoạt văn hóa, có quá trình chuẩn bị, tổ chức được tiến hành theo một quy trình khá chặt chẽ từ việc xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, thành lập ban tổ chức, ban giám khảo đến lo cơ sở vật chất: địa điểm, âm thanh, ánh sáng không những chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, tính sáng tạo của cả

một tập thể mà còn đòi hỏi trình độ hiểu biết, năng lực tổ chức và sáng kiến của từng cá nhân. Do vậy có thể nói qua mỗi hội thi là một dịp để những thành viên tham .gia bộc lộ sở trường của mình, bồi dưỡng thêm năng lực tổ

chức, học hỏi kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

Giải pháp 8: Hoàn chỉnh chế phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể

trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn hóa học

đường đại học. Sự phối hợp này thể hiện:

- Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức học tập quán triệt

đến từng giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên về những nội dung xây dựng văn hóa học đường của trường. Trong quá trình thực hiện, nhà trường sẽ

rà soát lại và bổ sung hệ thống nội quy, quy chế, củng cố, mở rộng các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và sinh hoạt; chấn chỉnh lại các hoạt động của câu lạc bộ, nhà văn hóa; đầu tư kinh phí cho thư viện mua thêm sách báo, nhất là tăng thêm các loại sách báo văn hóa nghệ thuật có nội dung giáo đục đạo đức, thẩm mỹ cho sinh viên; tạo điều kiện tối đa về cơ

sở vật chất, tinh thần để các tổ chức Đoàn, Hội hoạt động, phát huy vai trò của mình nhằm thu hút sinh viên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích.

- Các khoa, phòng, ban chức năng trên cơ sở những nội dung xây dựng văn hóa học đường các của trường có thể tùy điều kiện cụ thể của mình xây dựng kế hoạch hành động của mình, có bước đi cụ thể, có kiểm tra đôn đốc các lớp (thông qua giảng viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp), các cán bộ

chuyên viên nhăm phát hiện và biểu dương các nhân tốđiển hình, xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm;

150

Phát huy tính tích cực, vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức, vận động sinh viên tham gia tích cực vào việc xây dựng các thành tố của văn hóa học đường trong nhà trường. Theo đó, các tổ

chức Đoàn, Hội có biện pháp cụ thể vận động các đoàn viên, hôi viên của mình hiểu và tự giác thực hiện các quy định đồng thời tổ chức cho tất cả các sinh viên ký cam kết thực hiện có kết quả các nhiệm vụ đã đề ra. theo những tiêu chí xây dựng văn hóa học đường của nhà trường; phát huy mọi sáng kiến tổ chức các hoạt động theo phong trào, theo chuyên môn dào tạo nhằm giáo

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 144 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)