Thực trạng văn hóa ứng xử trong các trường đại học

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 63 - 71)

đườngtrong một số trường đại họ cở HàN ội hiện nay 2.1 Thực trạng văn hóa học đường trong một số trường đạ i h ọ c

2.1.3. Thực trạng văn hóa ứng xử trong các trường đại học

Ưu đim: Những nét đẹp trong đời sống sinh viên được thể hiện rõ nét trong hoạt động giao tiếp ứng xử, trong quan hệ bạn bè, tình bạn, tình yêu, tình thầy trò. Trong các mối quan hệ, sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết gắn bó ngày càng được sinh viên thừa nhận, thực hiện và trở thành những chuẩn mực chung.

Sinh viên ngày càng mạnh dạn, chủđộng và thực tế hơn trong các mối quan hệ giao tiếp với thầy, bạn và mọi người trong xã hội nói chung. Họ dám mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, ít e dè, sợ sệt như những năm trước đây cách đặt vấn đề trong giao tiếp của họ cũng trực tiếp, thẳng vào vấn đề cần trao đổi hơn.

Về các tiêu chí trong giao tiếp, theo sinh viên thì đểđạt được mục đích giao tiếp cần phải: Khiêm tốn, tôn trọng bạn bè; Chân tình, cởi mở, tế nhị với người trên; Khiêm nhường, hoà nhã với người dưới... Sinh viên cũng rất quan tâm đến việc tìm hiểu đối tượng trước khi giao tiếp, chú ý hơn đến việc lựa chọn những hình thức giao tiếp phù hợp trong những tình huống giao tiếp cụ

thểđểđạt được mục đích giao tiếp.

Trong quan hệ tình yêu, đa số sinh viên đều ý thức được trách nhiệm khi kết hôn, coi hôn nhân là công việc hệ trọng và thống nhất ở các chuẩn mực: sức khoẻ, đạo đức tài năng, sự thuỷ chung, việc làm ổn định... khi lựa chọn người yêu lý tưởng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên có quan niệm lệch lạc về tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình yêu gấp, “sống thử”, đã yêu rồi phải sống thoải mái không cần hôn nhân, quan hệ tình dục trước kết hôn... trong khi quan niệm đúng đắn phải là tình bạn, tình cảm nam nữ trong sáng, yêu là việcquan trọng cần phải tìm hiểu cẩn thận, tình yêu sâu sắc là cơ sở của hôn nhân…

Mặc dù có những hạn chế nhất định về khả năng giao tiếp ứng xử trong những tình huống đa dạng, phần lớn sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về phép giao tiếp xã giao, cách ứng xừđối với những người chung quanh trên

63

cơ sở tính trung thực, thẳng thắn, gần gũi, tự trọng đối tượng giáo tiếp khác nhau mà lựa chọn cho mình cách thức tiếp cận, thái độ phù hợp.

Hn chế:

Quan hệ thầy trò hiện có những biểu hiện tiêu cực cần được chấn chỉnh. Qua tiếp xúc với nhiều sinh viên các trường, có thể thấy rằng hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên không yêu quý kính trọng thầy cô giáo.

Truyền thống “tôn sư trọng đạo” hình như đã bị lu mờ dần trong bối cảnh nhà trường hiện nay. Hiện tượng sinh viên gọi thày, cô là “ông”, “bà” thậm chí dùng cả “lão”, “mụ”… không còn hiếm trong các cuộc tán gẫu “sau lưng” thầy, cô. Và từ lâu trong sinh viên đã xuất hiện những câu như “tôn sư, trọng… tiền”, “trò không tôn sư bởi thầy chưa trọng đạo”, “trò mất học thì thầy mất…dạy”…Đặc biệt đáng báo động là việc đồng tiền dung tục đang len lỏi vào quan hệ thầy trò làm méo mó mối quan hệ vốn được coi là thiêng liêng, đáng trân trọng này. Những cách giao tiếp, ứng xử trên rõ ràng là cần bị

phê phán bởi nó không hợp với đạo đức sinh viên trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng cũng cần nhận thấy trong đó cũng có một phần lỗi của những người thày. Bởi ở nhà trường, nhất là ở bậc đại học, thầy cô giáo phải là người nêu gương về đạo đức, tác phong, lối sống cho học sinh, sinh viên. Theo đó phương pháp, cách thức ứng xử với học sinh, sinh viên của người thầy phải làm sao để có thể cảm hóa, mang tính mô phạm các trò noi theo. Thế nhưng trong thực tế nhà trường hiện nay thì hình như vấn đề này đang chưa được coi trọng đúng mức. Nói cách khác, khẩu hiệu “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” chưa biến thành hành động cụ thể trong hoạt động dạy học cũng như

trong quan hệ thầy trò ở nhiều trường.

“Tôn sư trọng đạo” vốn là lẽ sống, là tình cảm, là nét đẹp ứng xử từ bao

đời nay luôn có vị trí cao trong bảng giá trị đạo đức của người Việt Nam. Nhưng trước tác động của kinh tế thị trường, sức ép cuộc sống thời mở cửa, các quan hệ trong nhà trường đại học đã bị “luật im lặng” làm cho lu mờ.

64

“Hiện tượng sinh viên chạy thầy thực sự là đáng lo ngại ở khía cạnh tư

cách con người mà cụ thểở đây là ý thức của cả giáo viên và sinh viên Đáng lo ngại hơn, sinh viên là tầng lớp rất trẻ trung, nếu như việc chạy thầy này hình thành trong các em một ý thức, một tư tưởng là trông chờ vào đồng tiền chạy cửa sau là có thể làm được mọi việc”. Đó là nhận xét của bà Trần Thị

Hà, Vụ trưởng tin học và sau đại học trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tuổi trẻ thủ đô. Điều đáng bàn hơn vẫn là cách ứng xử của trò với thầy. Phải thừa nhận rằng, học sinh thời nay năng động, tự tin và bạo dạn hơn rất nhiều so với các thế hệ cha anh. Mối quan hệ uy quyền, nhất nhất theo thầy xưa kia đã thay thế bằng mối quan hệ dân chủ, thầy trò cùng hợp tác trong dạy học và giáo dục. Nhưng chưa bao giờ truyền thống Tôn sư trọng đạo lại bị xúc phạm, xói mòn đến như vậy. Nhiều thầy cô giáo không chịu nổi trước vô số những hành vi bất kính, thô tục, vô lễ và tráo trở của học sinh. Danh ngôn xưa có câu”Dạy không nghiêm là lỗi ở thầy”, và học trò xưa rất kính trọng sự nghiêm khắc ấy. Nhưng nay nếu thầy nghiêm thì trò thù ghét. Xưa hiếm có chuyện trò đánh chửi lại thầy, nhưng nay thì chưa ai thống kê hết được số vụ học trò hành hung, đánh chửi, gây thương tích đối với thầy cô giáo (có những vụ học sinh giết chết thầy cô giáo ngay trên bục giảng). Mấy năm gần đây công đoàn giáo dục Việt Nam phải tổ chức nhiều cuộc hội thảo để bàn về vấn đề bảo vệ nhà giáo. Chương trình”Gặp nhau cuối năm” 2006 của VTV3 cũng đã phải gửi thông điệp tới tất cả các thế hệ học trò rằng:”Dù các em có thể suốt ngày ngồi ôm internet,nhưng trước hết phải biết cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên. Con phải biết kính cha, cháu phải biết lễ phép với ông bà, trò phải tôn sư, thầy phải trọng đạo”. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần cũng là do”đạo thầy” chưa tốt và cách đối xử không có văn hóa của một số thầy cô. Những hành vi như: trừng phạt thân thể, dán băng dính vào miệng học trò, bắt học sinh hít

đất, đổi tình lấy điểm, thậm tệ hơn là hãm hiếp học sinh gái... là những điều không thể chấp nhận được trong một môi trường sư phạm cũng như nhân cách của người thầy.Nhà trường là một môi trường sư phạm, việc ứng xử của

65

từng con người trong môi trường đó cũng phải hết sức mô phạm. Nếu cả thầy lẫn trò đều làm được như vậy thì chắc chắn nhà trường đó phát triển vững mạnh và xây dựng được cho mình những nét đẹp văn hóa trong nhà trường.

Quan h gia thy vi thy: Chúng ta vẫn thường nghĩ, trong nhà trường, sự quan hệ giữa thầy giáo với thầy giáo, giữa lãnh đạo với giáo viên, giữa thầy và trò phải tràn đầy những ứng xử mang tính chất sư phạm, mô phạm. Tiếc thay, không phải trường nào cũng được như vậy.

Một số nơi, quan hệ này mang tính quản lí, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở, thậm chí có cả sự trù úm, độc đoán của người quản lí với cấp dưới, đố kị, ghen ghét giữa các đồng nghiệp.

Nói đến văn hóa ứng xử trong nhà trường, trước hết cần xem xét cách

ứng xử của người quản lý, bởi cách ứng xử đó sẽ chi phối rất nhiều tới các mối quan hệ khác. Ai cũng biết, cách ứng xử có văn hóa của người quản lí là chất keo dính để một tập thể có sựđoàn kết, gắn bó chặt chẽ, đồng thời khích lệ giáo viên - học sinh dạy tốt, học tốt. Một trong những nguyên tắc để có

được cách ứng xử tốt là người quản lí phải biết tôn trọng tập thể, vì tập thể và phát huy được tính dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường.

Cuộc vận động dân chủ trong trường học tuy đã đem đến nhiều chuyển biến tích cực trong các nhà trường nhưng tinh thần dân chủ vân còn bị kìm hãm bởi tác phong quan liêu độc đoán của nhiều vị hiệu trưởng tự coi mình như một lãnh chúa”. Ở nhiều nơi, mọi hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục đều là sự hiện thực hóa quan niệm, ý chí của hiệu trưởng. Có những nơi, hiệu trưởng kiêm luôn cả chức bí thư chi bộ, nên tự quyết định tất cả mọi chủ

trương đường lối từ việc khen thưởng, kỉ luật, chế độ chính sách cho giáo viên đến các khoản thu chi, công tác tuyển sinh, cơ cấu lãnh đạo. Có vị hiệu trưởng rất nóng nảy, thường xuyên quát mắng, áp chế hà khắc đối với giáo viên. Giáo viên nghỉ dạy vì bất cứ lí do gì đều bị trừ lương, chỉ cần lên lớp chậm vài phút là lập tức bị đuổi về, giáo viên hợp đồng mà làm phật ý lãnh

66

văn hóa của một hiệu trưởng, một giáo viên ở Hà Nội viết:”Mọi người có tin rằng, hiệu trưởng trường tôi như một lãnh chúa không?... Hiệu trưởng gì mà thường xuyên quát mắng giáo viên trước mặt học trò khi không bằng lòng một việc gì đó. Nhiều khi cô ấy (hiệu trưởng) lại coi giáo viên như người giúp việc. Là một trường tiểu học dạy một buổi một ngày, hiệu trưởng bắt giáo viên phải đến cả ngày dù không có tiết dạy. Những lúc nhàn rỗi như thế, cô

ấy bắt giáo viên đi lau cửa kính từng phòng, bắt giáo viên xách nước tưới cây cảnh trong trường. Mỗi lần làm việc này, giáo viên trong trường như bị xúc phạm, lúc nào cũng có cảm giác như có hàng trăm, hàng ngàn ánh mắt học trò đang ngồi trong các lớp học nhìn cô giáo của mình. Chắc là cô giáo có lỗi nên bị hiệu trưởng phạt. (Báo GD và thời đại, 11/11/2006).

Cùng với cách quản lí độc đoán như vậy có hiệu trường ở trường V còn bắt giáo viên rửa xe ô tô riêng của mình ngay tại trường trước mặt bao nhiêu học trò.

Những cách đối xử với đồng nghiệp thiếu mô phạm như trên không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau mà còn làm xấu đi hình ảnh của người thầy trước mắt học trò.

Nói đến văn hóa ứng xử trong nhà trường, cũng không thể không nói tới cách ứng xử của thầy với thầy, của thầy với trò và ngược lại. Đa phần các thầy cô giáo đều mẫu mực, có cách ứng xử khéo léo, tế nhị, nhưng cũng không ít thầy cô hay gây sự mất đoàn kết trong nội bộ, ghen ghét, đố kị với

đồng nghiệp, tự coi mình là”cây đa, cây đề”, là người giỏi nhất, không coi ai ra gì. Lại có những thầy cô luôn tìm cách lấy lòng cấp quản lí, từ nịnh hót đến mua chuộc... để mong có sự nâng đỡ. Họ đã làm mất đi sự kính trọng, tin tưởng của đồng nghiệp.

V văn hóa dy

Trả lời phóng vấn Báo GD và thời đại, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Minh Hiển đã nói:”Tình trạng thiếu kỷ cương, nề nếp trong ngành giáo dục hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, khi

67

tinh vi, khi trắng trợn, thể hiện rõ nhất là việc không chấp hành các quy định vềđào tạo, nhất là trong việc lên lớp, thi cử, tuyển sinh, bảo vệ luận án, cấp phát văn bằng,… Tình trạng dạy qua loa, đại khái, bắt ép học sinh đi học thêm, nếu không đi thì bị trù úm, bị điểm kém, cố tình làm sai lệch hồ sơ, bảng điểm, không đi học cũng được lên lớp, cũng có bằng,… đang bị xã hội lên án gay gắt,… Đó là chưa kể tình trạng mất đoàn kết, đấu đá nội bộ, đơn thư nặc danh xuyên tạc sự thật, các hành động cơ hội. Sự xuống cấp về cảnh quan, môi trường sư phạm đang diễn ra ở nơi này, nơi khác”. (GD&TĐ

10/01/2002).

Sự trả lời thẳng thắn đó của người đứng đầu cơ quan giáo dục tuy chưa nói hết được tình trạng xuống cấp của văn hóa dạy, nhưng phần nào đã cho chúng ta thấy một sự thật đáng buồn của việc dạy học ngày nay.

Căn nguyên của việc dạy nhởn nhơ, dạy qua loa, đại khái ai cũng biết

đó chính là hậu quả của việc thả lỏng đầu ra qua các kì thi cử. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm lúc nào cũng cao ngất ngưởng (90 - 100%), học sinh không học vẫn cho đỗ thì làm sao tạo được động lực dạy và học cho cả thầy lẫn trò.

Từ thời Ngô Quyền lập quốc vào thế kỉ X cho đến trước năm 1975, việc dạy học ở nước ta có truyền thống là dạy thật, học thật. Dù trong hoàn cảnh đói nghèo kháng chiến, chiến tranh nhưng thầy vẫn dạy hết mình bằng cái tâm trong sáng của người thầy, tuyệt nhiên không vì lợi ích riêng tư, vì mục đích kiếm tiền, làm giàu. Vì vậy, mới không có” luyện thi, lớp dạy thêm, học thêm” tràn lan như ngày nay và cũng không có những trường Đại học ma lừa đảo hàng ngàn học sinh để thu về bạc tỉ.

Một nét văn hóa hay của cha ông ta là, đã làm thầy thì ít ai muốn ra làm quan, nhưng nghịch lí thay, nhiều thầy cô giáo thời nay cố phấn đấu, thậm chí tìm mọi cách để không phải dạy nữa, đểđược làm quan giáo dục, vì làm quan vừa có quyền, vừa có lợi.

68

Một khi thầy tìm cách bỏ dạy để làm quan, một khi giáo viên dành hết tâm sức để chạy xô trong việc dạy thêm, luyện thi và tìm mọi chiêu để ép các em đến các lớp dạy thêm thì đâu còn là văn hoá dạy!

Văn hóa hc ca sinh viên

Những con số biết nói thông qua một cuộc điều tra, khảo sát của thanh tra Bộ GD&ĐT tại 12 cơ sở GD với 1827 SV năm 2006 đã cho chúng ta thấy mảng tối của văn hóa học của sinh viên:

- 89% sinh viên sử dụng tài liệu trong phòng thi.

- 85% sinh viên không không chịu học hành, chỉ lo quay cóp. - 42% sinh viên sao chép luận văn, đồ án.

- 36% sinh viên đi xin điểm, mua điểm. - 21 % sinh viên thi hộ, thi kèm.

Ở bậc học phổ thông, theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2007 thì có tới 2,1 triệu HS ngồi nhầm lớp.(Báo GD&TĐ 21/6/2006)

Có thể nói, tình trạng gian dối trong học tập, học giả bằng thật đã trở

thành nét phổ biến và được bình thường hóa đến mức không còn bị coi là việc

đáng xấu hổ nữa. Bà Trần Thị Tâm Đan, Chủ nhiệm ủy ban văn hóa - giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng đã nhấn mạnh:”Sự gian dối trong học tập ở

các lớp trên xảy ra nặng và nhiều hơn lớp dưới, ở người lớn nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên”(Báo Phụ nữ 25/11/2004).

Tình trạng chạy thày, chạy điểm, quay cóp, sử dụng phao thi của người học đã trở thành những vết đen khó tẩy xóa, khó chữa trị ở trong các nhà trường. Tất nhiên, sự gian dối của người học luôn luôn đi liền với sự vô trách nhiệm và xuống cấp đạo đức của một bộ phận người làm công tác giáo dục.

Bên cạnh việc chạy thầy, chạy điểm trong các kì thi, tình trạng ăn cắp các công trình nghiên cứu khoa học, sao chép luận văn, luận án tốt nghiệp cũng trở nên phổ biến. Chưa bao giờ các”Chợ bán luận văn, luận án” xung quanh các trường đại học lại hoạt động công khai và sôi động như hiện nay. Bà Tâm Đan khẳng định:”Những hiện tượng tiêu cực đứng về giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)