0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Khái niệm môi trường

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 31 -32 )

Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, sự tiến bộ thần tốc của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã và đang mang lại những thành tựu to lớn về mọi mặt cho toàn nhân loại, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đa dạng về

vật chất, tinh thần và không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. Nhưng đồng hành với quá trình này là những mặt trái của sự phát triển mà loài người đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái - một trong những nguy cơđe dọa sự tồn vong của toàn nhân loại.

Môi trường thường được hiểu là tất cả những cái bao quanh chúng ta: không khí, đại dương, lục địa cũng như tất cả thực vật, động vật, vi sinh vật sống ở đó. Nói cách khác, môi trường là tất cả các yếu tố xung quanh bao gồm các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật sống. Theo cách hiểu này, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 đã định nghĩa tại Điều 1 như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanhcon người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của conngười và thiên nhiên”.

Trong khoa học xã hội và nhân văn, môi trường, theo nghĩa rộng của khái niệm này được quan niệm như là toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên tạo thành

điều kiện sống, toàn bộ hoàn cảnh xã hội (cả về vật chất và tinh thần) xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển toàn diện của con người. Theo đó, có môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường văn hóa, môi trường tâm linh như là những cái nôi nuôi dưỡng sự sống, hình

31

thành và hoàn thiện nhân cách con người. Điều đó cũng có nghĩa là việc hình thành và sự phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong một môi trường nhất định. Môi trường đó tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện cho hoạt động và giao lưu cá nhân. Sự ảnh hưởng của môi trường ít hay nhiều cũng còn tùy thuộc vào thái độ của cá nhân, (chấp nhận, tiếp thu hay phản đối), tùy theo xu hướng và năng lực của mỗi người.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, môi trường với ý nghĩa môi trường sống được hiểu theo nghĩa hẹp là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội vàmôi trường văn hóa

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Trang 31 -32 )

×