So với các bậc học khác, đại học là một trong những bậc học có thời gian đào tạo dài nhất và gắn bó chặt chẽ với tương lai nghề nghiệp của người học. Dễ dàng nhận thấy việc học tập, nghiên cứu ở đại học có nhiều nét khác việt so với ở bậc học phổ thông: Sinh viên có trình độ tư duy lý luận cao hơn, tự giác nắm bắt tri thức cũ và tìm tòi kiến thức mới; kết hợp học tập với tập dượt nghiên cứu khoa học; có tính độc lập cao, năng lực tự học, tự nghiên cứu
37
được khai thác và phát huy ... Điều đó cũng đồng nghĩa rằng việc học tập của sinh viên ngày càng tiếp cận với quá trình nhận thức của nhà khoa học, chuyên gia theo chuyên môn đang được đào tạo. Mặt khác, trong quá trình học tập ởđại học, sinh viên phải tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau: học tập, nghiên cứu khoa học, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách, trau dồi thực tiễn nghiệp vụ, các hoạt động văn nghệ, thể thao, công tác đoàn thể... Do
đó, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa – giáo dục lành mạnh ở nhà trường
đại học có ý nghĩa quan trọng đối với sự tiến bộ và kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên.
Từ quan niệm về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa học đường
ở trên, có thếđưa ra một cách hiểu về môi trường văn hóa học đường đại học như sau: Môi trường văn hóa học đường đại học là tổng hòa các mối quan hệ (mang tính văn hóa) giữa các cá nhân (giảng viên, sinh viên, cán bộ, công nhân viên) và các tổ chức thành viên (khoa, phòng, ban, viện, trung tâm, lớp học) trong nhà trường trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần trong một thời gian xác định thuộc phạm vi không gian trường đại học đó nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo được những cá nhân có trình độ chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, khỏe mạnh về thể chất và phong phú về đời sống tinh thần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và tham gia đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.