Thiết kế các mô hình văn hóa học đườngtrong trường đại học

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 88 - 90)

- Quan hệ giữa sinh viên với sinh viên: Xây dựng tình bạn trong sáng,

2.3.2.Thiết kế các mô hình văn hóa học đườngtrong trường đại học

Khái niệm mô hình: Trước khi đi sâu vào xây dựng mô hình văn hóa học đường , thiết nghĩ nên tìm hiểu đôi nét về khái niệm mô hình và mô hình hóa.

Theo “Đại tđin tiếng Vit”, mô hình có các ý nghĩa sau: “1. Vật thu nhỏ một vật khác đã có trong thực tế để tạo ra cái mới trong thực tế;, 2.

88

Khuôn mâu đã có sẵn, theo đó tạo ra cái tương tự; 3. Hình thức diễn đạt theo

đặc trưng khuôn mẫu nhất định của một ngôn ngữ” (13)

Một cách định nghĩa khác: Mô hình là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật mà nhờ những yếu tố này người ta có thể dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung khiến sựvật không bị biến đổi mặc dù nó vẫn bảo lưu được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể.

Mô hình không phải là một công thức, một kiểu mẫu có thể áp đặt ở

mọi lúc, mọi nơi. Điều đó có nghĩa là tùy vào từng điều kiện không gian và thời gian cụ thể mà người ta có thể làm phong phú, đa dạng thêm qua thực tiễn xây dựng một mô hình mà vẫn giữđược những cấu trúc căn bản nhất của nó.

Trong đời sống xã hội, việc xác lập các mô hình thường gắn với quá trình mô hình hóa. Dưới góc độ giáo dục học, Từ điển giáo dục học xác

định”Mô hình hóa là phương pháp và quá trình xây dựng mô hình để biểu đạt một ý tưởng cần đạt đến hoặc thể hiện một thực tế phức tạp đang tồn tại nhằm làm cho ý tưởng hoặc thực tế nói trên thông qua mô hình được dễ hiểu vừa về bản chất vừa về quá trình tiến hóa trong những điều kiện xác định”

(14).

Dễ hiểu hơn, có thể quan niệm: Mô hình hóa là khái niệm chỉ quá trình tác động, thực thi của con người để từ những yếu tố xác định tạo lập nên một mô hình mới hoặc chỉ việc sắp xếp các yếu tố cần thiết để trở thành một mô hình đã định sẵn trước đó. Việc mô hình hóa các quan hệ, hoạt động là việc làm cần thiết để giúp cho việc đánh giá kết quả thực hiện được dễ dàng, nhanh chóng.

Trên cơ sở khảo sát thực tế các tổ chức, thiết chế văn hóa học đường ở

các trường: Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Công đoàn, Đại học Ngoại thương (quận Đống Đa); Đại học Sư phạm Hà Nội (quận Cầu Giấy); Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân (quận Hai Bà Trưng); Đại học Hà Nội,

89

Thanh Xuân), chủ nhiệm đề tài xin được trình bày tổng quan về hai mô hình

đại diện có thể xây dựng trong nhà trường đại học hiện nay.

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 88 - 90)