Đội ngũ cộng tác viên của nhà văn hóa Mặc dù có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa học đườngnhà trường như ng rõ ràng trong đ i ề u

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 126 - 127)

kiện hiện nay thì nhà văn hóa không thể có điều kiện sở hữu một đội ngũ

những người phục vụ chuyên nghiệp cho mình (theo hình thức hợp đồng lao

động và trả lương). Bù lại, với lực lượng sinh viên đông đảo của nhà trường, nhà văn hóa hoàn toàn có thể xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên có chất lượng, sẵn sàng tham gia các hoạt động do nhà văn hóa tổ chức.

Đội ngũ công tác viên của nhà văn hóa có thể là:

+ Những cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm tham gia cố vấn cho nội dung các hoạt động, giám khảo cho các cuộc thi, hội diễn;

+ Những cán bộ Đoàn, Hội ở các khoa, các lớp tham gia tổ chức, phụ

trách các mảng hoạt động cụ thể;

+ Những thanh niên sinh viên tình nguyện của trường tham gia công tác chuẩn bị cho các hoạt động, bảo vệ trật tự, tiếp tân;

+ Những sinh viên là hạt nhân văn hóa văn nghệ tham gia trực tiếp các hoạt động với các bài hát, tiểu phẩm…

126

+ Những sinh viên giỏi, đoàn viên ưu tú của các lớp tham gia các cuộc thi, các diễn đàn, các buổi tọa đàm…

Tùy vào quy mô các hoạt động được tổ chức, đội ngũ cộng tác viên có thểđược huy động nhiều hay ít. Trên cơ sở sự tham gia thường xuyên của các cộng tác viên, những người phụ trách các mảng hoạt động của nhà văn hóa sẽ đánh giá được năng lực của mỗi người để từ đó xây dựng cho mình một đội ngũ những “cộng tác viên hạt nhân”. Đây sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của mỗi hoạt động của nhà văn hóa.

Nội dung 2: Kinh phí hoạt đông của nhà văn hóa

Kinh phí hoạt động chính của nhà văn hóa được nhà trường phân bổ hàng năm theo dự kiến kinh phí hoạt động cửa những người phụ trách nhà văn hóa.

Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự năng động của những người phụ trách nhà văn hóa thì nguồn kinh phí cho các hoạt động còn có thểđược tạo ra bằng nhiều cách khác nhau như:

- Thu hút các nhà tài trợ là các tổ chức, các doanh nghiệp với những

điều kiện “hai bên cùng có lợi”;

- Cho thuê địa điểm để tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, gặp mặt, hội diễn văn nghệ quần chúng, hội thi của các đoàn thể, khu dân cư…;

Để cho các khoa, các lớp tựđứng ra tổ chức các hoạt động…

Bằng nguồn kinh phí thu được, nhà văn hóa có thể duy trì tốt các hoạt

động đồng thời có điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các hoạt

động của mình để ngày càng đáp ứng được nhu cầu giao lưu, học hỏi, thưởng thức nghệ thuật của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.

Nội dung 3: Hình thức hoạt động

Hình thức hoạt động của nhà văn hóa rất phong phú và đa dạng, có thể

bao gồm các nhóm chính sau:

Một phần của tài liệu đề tài xây dựng văn hoá học đường trong một số trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 126 - 127)