Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ thời gian đi biển

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 51)

gian khai thác của ngư dân là dài nhất chiếm 61,19 % trong tổng thời gian tương ứng với thời gian là 964 giờ. Thời gian khai thác dài sẽ làm tăng chi phí của ngư dân bởi vòng quay bán hàng là rất dài, điều này sẽ giảm hiệu quả hoạt động của ngư dân. Thời gian dự trữ thành phẩm tại kho thành phẩm của các Xí nghiệp chế biến cũng khá dài chiếm 24,38% tổng thời gian, vào khoảng 384 giờ (khoảng 16 ngày). Thời gian dự trữ thành phẩm dài sẽ làm tăng chi phí tồn trữ cũng như làm tăng vòng quay hàng tồn kho của các Xí nghiệp chế biến. Thời gian lưu kho tại nơi bán hàng cũng khá dài chiếm 10,67% tổng thời gian toàn chuỗi, khoảng 168 giờ (khoảng 7 ngày). Thời gian lưu kho dài làm tăng chi phí của Xí nghiệp kinh doanh và Dịch vụ. Khoảng thời gian dành cho vận chuyển chiếm ít nhất trong tổng thời gian của chuỗi khoảng dưới 1%, điều này cho thấy việc di chuyển các nguồn lực trong chuỗi rất linh hoạt.

Bảng 3.10: Thời gian bình quân của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng

Hoạt động Thời gian Tỷ lệ % Tính theo (giờ) Tính theo (ngày) Tổng cộng 1.575 65,63 100 Chia ra 1.Khai thác 964 40,15 61,19 2.Chủ vựa 24 1 1,52

3.Thời gian vận chuyển từ Chủ vựa tới nhà máy 0,78 0,03 0,05 4.Thời gian chế biến của các Xí nghiệp chế biến 32 1,33 2,03 5.Dự trữ tại kho thành phẩm của các Xí nghiệp chế biến 384 16 24,38 6.Thời gian vận chuyển đến cửa hàng 1,25 0,05 0,08 7.Thời gian lưu kho tại nơi bán hàng 168 7 10,67

8.Thời gian bán hàng 1,27 0,05 0,08

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Biểu đồ 3.4: Thời gian bình quân các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng

61,19% 1,52% 0,05% 2,03% 24.381% .080% 10,67% 0,08% Tỷ lệ % Khai thác Chủ vựa

Thời gian vận chuyển từ chủ vựa tới nhà máy Thời gian sản xuất Dự trữ tại xn

52

3.2.2.6. Lợi nhuận bình quân của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng

Lợi nhuận bình quân của chuỗi cung ứng cá chỉ vàng tăng dần qua mỗi thành phầm tham gia trong chuỗi cung ứng, lợi nhuận bình quân của ngư dân khai thác khi đánh bắt được 1kg cá chỉ vàng vào khoảng 7.770 đ/kg, lợi nhuận bình quân của Chủ vựa khi thu mua và bán lại cho các Xí nghiệp chế biến của công ty thì lời khoảng 5.019 đ/kg, lợi nhuận của các Xí nghiệp chế biến hoàn thành 1kg thì lời bình quân 25.743 đ, lợi nhuận của Xí nghiệp Kinh doanh và Dịch vụ khi bán thành công 1 kg sản phẩm cá chỉ vàng nội địa thì lời khoảng 7.603 đ.

Bảng 3.11: Lợi nhuận bình quân của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng

Đơn vị tính: đ/kg Tên thành phần Chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa Chuỗi cung ứng cá chỉ vàng xuất khẩu Giá bán bình quân Chi phí bình quân Lợi nhuận bình quân Giá bán bình quân Chi phí bình quân Lợi nhuận bình quân 1.Khai thác 14.170 6.400 7.770 14.170 6.400 7.770 2.Chủ vựa 19.485 14.466 5.019 19.485 14.466 5.019 3.Xí nghiệp chế biến 160.274 134.936 25.311 145.600 134.524 11.076 4.Xí nghiệp Kinh doanh và Dịch vụ 200.000 192.397 7.603 - - -

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Biểu đồ 3.5: Lợi nhuận bình quân của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa

3.2.2.7. Hiệu quả hoạt động của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa

Nếu xét trên phương diện thời gian hoạt động thì Chủ vựa có hiệu quả cao nhất trong các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa, với hiệu quả hoạt động đạt 203 đ/kg/h, tức là trong 1 giờ hoạt động thì chủ vựa thu về 203 đồng lợi nhuận cho 1kg cá chỉ vàng . Trong khi đó, ngư dân có hiệu quả hoạt động thấp nhất

- 200,000

Khai thácChủ vựa

Xí nghiệp chế biến

Xí nghiệp Kinh doanh và Dịch vụ

6,400 14,466 134,963 192,397 14,170 19,485 160,274 200,000 7,770 5,019 25,311 7,603

Chi phí nội địa bình quân Giá bán nội địa bình quân Lợi nhuận nội địa bình quân

53

với 8 đ/kg/h, đối với các Xí nghiệp chế biến hiệu quả hoạt động là 62 đ/kg/h, còn Xí nghiệp Kinh doanh và Dịch vụ có hiệu quả hoạt động là 45 đ/kg/h.

Bảng 3.12: Hiệu quả bình quân của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa

Đơn vị tính: đ/kg/h

Tên thành phần Số lƣợng

1.Khai thác 8 2.Chủ vựa 203 3.Xí nghiệp chế biến 62 4.Xí nghiệp Kinh doanh và Dịch vụ 45

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.8. Nhận dạng chuỗi cung ứng: Theo đặc điểm nhận dạng của chuỗi cung ứng (xem phu lục 6, Trang 101.), thì chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa của Công ty cổ phần Chế biến Xuất khẩu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc dạng 1. Tức là, lợi thế cạnh tranh thấp hay hoạt động theo kiểu truyền thống, lợi nhuận khá thấp, các hoạt động chức năng không hiệu quả, không sử dụng các dịch vụ hậu cần bên ngoài, và bị tổn thương về mặt khả năng cạnh tranh tài chính. Chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa đang nằm trong vùng nguy hiểm, cần phải thay đổi các quản trị chuỗi cung ứng để thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Nhận xét:

- Ƣu điểm: Tất cả các thành phần tham gia hoạt động trong chuỗi đều có có lợi nhuận. Thời gian vận chuyển các nguồn lực trong chuỗi rất thấp, điều này tạo nên tính linh động trong hoạt động của chuỗi và giảm bớt chi phí vận chuyển các nguồn lực trong chuỗi. Thời gian chế biến trong chuỗi khá ngắn nên có thể linh hoạt trong hoạt động chế biến sản phẩm, để đưa ra đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Nhƣợc điểm: Tổng thời gian hoạt động từ khai thác tới việc bán hàng của chuỗi rất dài nên làm giảm chất lượng sản phẩm. Thiếu tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi rất thấp làm cho hiệu quả toàn chuỗi giảm xuống và chi phí tăng lên. Đặc biệt việc không chia sẻ thông tin trong toàn chuỗi làm cho việc khai thác đến chế biến không thể lập được kế hoạch thống nhất cũng như dự báo trước tình hình khai thác, chế biến, nhu cầu nên các hoạt động còn đơn lẻ và độc lập. Không có sự chia sẻ thông tin từ Nhà máy chế biến đến Chủ vựa đến ngư dân nên việc khai thác của ngư dân chủ yếu diễn ra không có kết hoạch, dẫn đến tình trạng ngư dân đánh bắt không có chọn lọc, làm cho tình hình phát triển bền vững của chuỗi giảm xuống.

3.2.3. Thực trạng khai thác thủy sản 3.2.3.1. Nhiệm vụ

Đánh bắt các loại cá chỉ vàng theo kế hoạch của toàn chuỗi cũng như kế hoạch của ngư dân.

3.2.3.2. Phân tích thực trạng khai thác cá chỉ vàng của ngƣ dân theo mô hình SCOR

54

Nguồn nguyên liệu là một trong những yếu tốt quan trọng nhất trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào. Đối với các chuỗi cung ứng về thủy, hải sản nó lại càng quan trọng hơn bởi vì nó phụ thuộc vào Biển vào thời tiết và con người. Vì vậy đối với các doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản thì việc phụ thuộc vào nguyên liệu là rất nhiều. Các ngư dân khi đi đánh bắt vừa phải dùng kinh nghiệm và cả các phương tiện hiện đại thì hiệu quả mới cao. Tuy nhiên đo việc đánh bắt tràn lan và không có biện pháp đánh bắt biền vững cũng như thời tiết ngày càng thay đổi trở nên khắc nhiệt hơn làm cho việc phát triền của các loài cá cũng giảm dần về số lượng và chất lượng.

a) Quy trình khai thác bằng lƣới kéo đôi tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trên toàn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì việc đánh bắt theo phương pháp bằng lưới kéo đôi bởi vì cách đánh bắt mang lại nhiều lợi thế hơn như sử dụng tổ hợp 2 tàu để cùng nhau đánh bắt. Như vậy thì trong suốt quá trình đánh bắt sẽ luôn có 2 tàu đi cùng nhau để hỗ trợ cho nhau về tài chình ngư cụ và sức lao động và đối phó hỗ trợ nhau những khi thời tiết trên biển có biến động xấu. Không những vậy hiệu quả của việc sử dung lưới kéo đôi cao hơn với các loại lưới khác như lưới rê, bởi vì khoảng cách lưới được rang rộng hơn sẽ làm cho diện tích lưới trải rộng và bắt được nhiều cá hơn. Để minh họa cho việc sử dụng lưới kéo nhiều hơn thì ta có thể xem bảng thống kê về sử dụng lưới ở dưới đây.

Bảng 3.13: Thống kê nghề khai thác

Đơn vị tính: mẫu

Nghề khai thác Số lƣợng mẫu Tỷ lệ %

Tổng số 203 100

Chia ra

- Lưới kéo đôi 154 75

- Lưới kéo đơn 19 10

- Lưới vây 14 7

- Lưới rê 10 5

- Câu mực 6 3

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Qua bảng thống kê trên thì có thể thấy việc đánh bắt bằng lưới kéo rất thông dụng chiếm đến 75% số ngư dân sử dụng việc đánh bắt bằng lưới kéo đôi.

Sau đây là Quy trình thả lƣới kéo đôi bao gồm các công đoạn sau: Hình 3.5: Quy trình thả lƣới kéo đôi

55  Bƣớc 1: Chuẩn bị

Trước khi thả lưới cần phải:

- Kiểm tra lần cuối để sửa chữa kịp thới ngư cụ bị hư hỏng sau đó sắp xếp sao cho thuận lợi thả lưới. Lưới được đặt ở vị trí sẵn sàng được đặt ở ngay vị trí mép nước mạn thả ( mạn trái) phần nào thả trước thì xếp lên trên. Trước khi xếp lưới, cần kiểm tra toàn bộ lưới. Thay thế chi tiết, phụ tùng mất, hỏng hoặc tuột các mối liên kết bằng chỉ lưới. Cần vá lại lỗ rách, buộc lại các mối buộc hư giữa giềng với lưới. Bảo dưỡng dây kéo, bằng cách thả dây, cuốn lại, kiểm tra chỗ cáp hư, trầu lại. Kiểm tra các dấu đo chiều dài và bôi mỡ bảo quản cáp. Người ta thường để phần chì, phao thành đống riêng, cách xa phần dây và thịt lưới.

- Kiểm tra toàn bộ các thiết bị trên tàu (máy động lực và máy phụ; máy khai thác và máy hàng hải, hệ thống điện trên tàu…).

- Chuẩn bị tàu thuyền và bố trí lao động trên cả hai tàu

- Chuẩn bị ngư trường: Độ sâu, quan sát khí hậu hướng gió và tình hình dòng chảy để chọn hướng thả lưới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 2: Thả lƣới

Có hai tàu kéo một lưới, tàu chở lưới gọi là tàu cái, tàu còn lại gọi là tàu đực ( tàu dây).

Khi thả lưới, tàu tàu cái chuẩn bị thả lưới, buộc đầu dây mồi vào đầu dây đầu cánh lưới. Tàu đực chuẩn bịdây đỏi và đóndây mồi từ tàu lưới. Hai tàu chuyển động tốc độ chậm và đều nhau. Tiến trình, tàu cái thả lưới ở bên mạn trái tàu, thả từ đụt cho tới cánh cho tới khi toàn lưới về phía sau tàu cái. Tàu đực chủ động tiến lại gần tàu cái (phía mạn trái tàu cái) sao cho khoảng cách vứa tầm ném dây mồi. Khi tàu đực tiến lại vừa tầm, tàu cái ném dây mồi sang tàu đực.

Hình 3.6: Quy trình thả lƣới

Nguồn: Phan Xuân Luân, năm 2010.

Tàu đực kéo dây đầu cánh lưới lên tàu, lắp vào dây đỏi, ra dây theo hiệu lệnh đồng thời của hai thuyền trưởng. Hai tàu ở vị trí song song theo hướng hành trình khi đã ra xong dây đầu cánh lưới. Khoảng cách hai tàu vừa đủ để miệng lưới nổi trên mặt nước, dễ dàng kiểm tra. Tiếp tục công đoạn ra dây đỏi và dây kéo lưới. Tốc độ hành trình hai tàu chậm cho đến khi lưới sát đáy.

56

Khoảng cách hai tàu tăng dần cho đến khi lưới chạm đất và giữ ổn định trong suốt giai đoạn dắt lưới.

Bƣớc 3: Thu lƣới

Quá trình thu lưới thao tác ngược với quá trình thả lưới.

Hình 3.7: Thu lƣới

B

A

gió

A

Nguồn: Phan Xuân Luân, năm 2010.

Khi có lệnh thu lưới, hai tàu vẫn hành trình song song với nhau cùng tốc độ. Khi thu dây, hai tàu từ từ tiến gần nhau theo khoảng cách hợp lý. Khi tháo dây đỏi khỏi liên kết đầu cánh lưới, tàu đực cắt mũi tàu cái, buộc dây đầu cánh vào dây mồi, ném sang tàu cái. Tàu cái nhận dây mồi, cho vào tăng ma sát để kéo đầu cánh lưới lên tàu. Quá trình thu lưới được tiến hành theo sơ đồ thu bên mạn phải. Dùng cẩu cẩu từng phần lưới lên tàu, cuối cùng là cẩu các phần đụt, tháo dây thắt đụt, lấy cá.

Bƣớc 4: Thu cá và chuẩn bị cho mẻ sau

Khi thu cá cùng với việc thu và sắp xếp lưới lại như vị trí mới đầu chuẩn bị để tiếp tục mẻ lưới tiếp theo.

Đồng thời kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lưới xem có bị hư hỏng thì ngay lập tức phải sửa chữa và thay thế nhằm đảm bảo tính liên tục của mẻ lưới tiếp theo.

b) Sản lƣợng khai thác

Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển khai thác, cơ khí, cảng cá và dịch vụ hậu cần thủy sản giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” thì Giai đoạn 2006 – 2010, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh tăng bình quân 6,1%/năm, tăng từ 211.243 tấn lên 250.336 tấn. Trong đó, tăng nhanh nhất là sản lượng tôm với 12,1%/năm, hải sản khác tăng chậm nhất với 1,7%/ năm.

Vũng Tàu là địa phương dẫn đầu về sản lượng khai thác, chiếm trên 47% tổng sản lượng khai thác, trên 50% sản lượng cá và gần 90% sản lượng tôm toàn tỉnh. Huyện Long Điền trên 35% tổng sản lượng, trên 34% sản lượng cá và gần 3% sản lượng Tôm. Huyện Đất Đỏ chiếm gần 13% tổng sản lượng, trên 13% sản lượng cá và gần 5% sản lượng tôm. Các huyện, thị khác đều có tỷ trọng sản lượng khai thác chiếm dưới 5%.

57 Bảng 3.14: Sản lƣợng khai thác hải sản Danh mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TTBQ %/năm Tổng SL (tấn) 211.243 220.468 249.791 256.941 250.336 6,1 1.Cá 184.025 194.021 205.860 208.371 211.894 6,7 2.Tôm 1.639 3.935 5.871 6.388 6.576 12,1 3.Hải sản khác 25.378 22.366 38.005 42.182 31.866 1,7 Tỷ Trọng 100 100 100 100 100 - 1.Cá 87,1 88,0 8,2 81,1 84,6 - 2.Tôm 0,8 1,8 2,4 2,5 2,6 - 3.Hải sản khác 12,0 10,1 15,2 16,4 12,7 -

Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS BRVT

Biểu đồ 3.6: Sản lƣợng các đối tƣợng khai thác

Bảng 3.15: Sản lƣợng khai thác theo địa phƣơng T T Danh mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TTBQ %/năm Tổng số 211.243 220.468 249.791 256.941 250.336 6.1 1 TP. Vũng Tàu 95.000 102.009 119.584 120.256 118.006 7.2 2 TX. Bà Rịa 228 231 314 738 572 23.7 3 H. Tân Thành 1.775 1.023 6.27 651 542 1.2 4 H. Châu Đức - - - - 5 H. Long Điền 81.638 82.128 91.530 92.368 88.770 2.6 6 H. Đất Đỏ 23.400 25.800 28.232 33.200 32.385 7.6 7 H. Xuyên Mộc 8.640 8.781 9.049 9.307 9.601 4 8 H. Côn Đảo 361 350 400 421 460 -13.2 Tỷ Trọng 100 100 100 100 100 - 1 TP. Vũng Tàu 45,0 46,3 47,9 46,8 47,1 - 2 TX. Bà Rịa 0,1 0,1 0,1 0,3 0,2 - 3 H. Tân Thành 0,8 0,5 0,3 0,3 0,2 - 4 H. Châu Đức - - - - 5 H. Long Điền 38,6 37,3 36,6 35,9 35,5 - 6 H. Đất Đỏ 11,1 11,7 11,3 12,9 12,9 - 7 H. Xuyên Mộc 4,1 4,0 3,6 3,6 3,8 - 8 H. Côn Đảo 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 - Nguồn: NGTK BRVT, Sở NN&PTNT 0 100000 200000 300000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Cá Tôm Hải sản khác

58

Biểu đồ 3.7: Sản lƣợng khai thác theo địa phƣơng

Sản lƣợng khai thác cá chỉ vàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sản lượng cá khai thác trên toàn tỉnh chiếm rất nhiều lên tới 83% so với các loại thủy sản khác tuy nhiên sản lượng của cá chỉ vàng lại chiếm rất ít khoảng 6% của tổng sản lượng cá khai thác được trên toàn tỉnh. Điều này, cho thấy nguồn nguyên liệu cá chỉ vàng cung cấp cho các nhà máy chế biến trên toàn tỉnh là rất thấp. Việc này, có thể

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 51)