Thông tin khi đi khai thác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 63 - 65)

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

1 Số lượng 203 1 4 3.34 .949

2.Chủng loại 203 1 4 3.21 1.201

Valid N (listwise) 203

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Nhận xét:

- Ƣu điểm: Sản lượng khai thác của toàn Tỉnh ln nằm trong nhóm khai thác

nhiều nhất nước, điều này cho thấy năng lực đánh bắt của tỉnh là rất tốt. Bên cạnh đó ngư dân cũng có được sự hỗ trợ về mặt tài chính của các chủ vựa để có kinh phí ứng trước cho mỗi chuyến ra khơi. Ngư dân cũng được chủ vựa bao tiêu sản phẩm nên không phải lo lắng đầu ra cho mỗi chuyến đánh bắt. Ngư dân đánh bắt bằng lưới kéo đôi mang lại hiệu quả cao hơn và có thể hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt trên biển, và tạo thành một hội khai thác thống nhất bảo vệ quyền lợi lẫn nhau. Lợi nhuận khai thác của ngư dân với cá chỉ vàng là rất cao nên ngư dân nên chú trọng khai thác chọn lọc loại cá này, tránh tình trạng thấy lợi mà khai thác quá mức và khai thác không bền vững sẽ ảnh hướng lớn tới quá trình đánh bắt trong tương lai gần.

64

- Nhƣợc điểm: Giá bán các sản phẩm khai thác của ngư dân không đúng với giá

trị thực tế của nó, tức là bán xơ và khơng phân loại nên đánh đồng các loại cá có giá trị cao với những loại cá có giá trị kinh tế thấp. Khơng những vậy ngư dân cịn bị các chủ vựa, đầu nậu ép giá sau mỗi chuyến đi biển về, bởi vì ngư dân bị ràng buộc của chủ vựa dưới hình thức ứng trước kinh phí đi biển. Nên sau mỗi chuyến đi biển ngư dân phải bán các sản phẩm khai thác cho chủ vựa. Việc chi phí xăng, dầu mỗi chuyến đi chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí nên khi thị trường xăng, dầu trong nước và quốc tế biến động tăng cao thì sau mỗi chuyến đi ngư dân có thể bị lỗ vốn và khơng có khả năng chi trả cho các chuyến đi sau. Việc thông tin giữa Nhà máy chế biến – Chủ vựa – Ngư dân gần như khơng có chia sẻ cho nhau nên làm cho ngư dân đi đánh bắt không theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy, ngư dân thường đi đánh bắt tự do theo kinh nghiệm làm cho giá trị kinh tế mỗi chuyến đánh bắt không cao. Mỗi chuyến đi biển của ngư dân thường kéo dài, nên họ ít khi nắm bắt kịp thời các thơng tin trong bờ. Vì vậy, họ ít được trang bị những kĩ năng xử lí các sản phẩm của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi đánh bắt được ngay từ ngồi biển. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm khai thác về chất lượng bị giảm rất nhiều và giảm giá trị.

3.2.4. Phân tích thực trạng thu mua của chủ vựa 3.2.4.1. Nhiệm vụ

Thu mua cá chỉ vàng từ ngư dân và cung ứng lại cho nhà máy chế biến theo kế hoạch chung của toàn chuỗi và theo kế hoạch thu mua riêng của chủ vựa.

3.2.4.2. Phân tích thực trạng thu mua tại Chủ vựa theo mơ hình SCOR

Chủ vựa là trung gian điều tiết phân phối sản lượng khai thác đánh bắt của ngư dân, và giúp ngư dân tìm đầu ra và chú tâm hơn vào khai thác. Tuy nhiên Chủ vựa cũng có thể gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa và đẩy giá bán lên cao đối với các nhà máy thu mau chế biến thủy sản.

a) Quy trình thu mua tại Chủ vựa

Hình 3.8: Quy trình thu mua tại Chủ vựa

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

65

(1) Sau khi đánh bắt theo mức tối đa có thể đạt được tùy vào điều kiện tự nhiên hoặc tối đa theo công suất của tàu thuyền, các ngư dân sẽ cho tàu thuyền quay trở lại bờ và cập tại các cảng như Long Hải, Cảng Incomap, Cảng Cá Cát Lở ... Và lúc này, các chủ vựa sẽ có mặt tại các cảng để thu mua tồn bộ số cá mà ngư dân đánh bắt được.

(2) Các ngư dân sẽ bán số cá đó cho cá chủ vựa là mối quen biết lâu năm hoặc họ cũng có thể bán cho các chủ vựa theo giá cạnh tranh – chủ vựa nào ra giá có lợi cho họ hơn thì họ sẽ bán cho người đó.

(3) Khi đã mua được số cá từ các ngư dân, các chủ vựa lại tiến hành khâu bảo quản các loại cá để chờ người tới thu mua.

(4) Các doanh nghiệp chế biến thủy sản luôn luôn sản xuất nên họ luôn thu mua thường xun. Chính vì điều này, khi mà các chủ vựa mua cá từ ngư dân, họ thường sử dụng các phương pháp bảo quản tức thời như là bảo quản bằng đá cây. Khi các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã mua đủ số lượng mà họ cần, nếu cá còn dư, các chủ vựa sẽ bán số các này cho các người dân buôn bán lẻ - bán ở các chợ trong thành phố.

b) Chi phí thu mua cá chỉ vàng tại các Chủ vựa

Chủ vựa gần như không phải tốn thời gian bảo quản đối với cá chỉ vàng sau khi thu mua, mà họ sẽ thu mua xong thì cho lên xe chuyên dụng để chở tới các nhà máy chế biến. Để có được điều đó là do công suất chế biến của các nhà máy vẫn chưa hoạt động hết công suất, cũng như chủ vựa có quan hệ với rất nhiều nhà máy chế biến nên họ có thể điều tiết rất tốt về lượng bán cũng giá bán. Điều này cho thấy chủ vựa nắm rất nhiều lợi thế trong việc thu mua của ngư dân cũng như bán cho nhà máy. Ngư dân thường được chủ vựa hỗ trợ về mặt tài chính nên họ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bán các sản phẩm khai thác được cho ai. Vì các lí do đó thì chi phí tại chủ vựa rất thấp mà hiệu quả thường rất cao. Tổng chi phí của chủ vựa bình qn trên 1 kg cá chỉ vàng thu mua là 14.466 đ/kg thì có tới 97,96% là chi phí mua cá chỉ vàng khai thác của ngư dân, còn thực tế các chi phí khác chủ vựa tốn rất ít chưa tới 3% trong tổng chi phí. Trong đó thấp nhất là chi phí khác chỉ có 0,07%, chi phí vận chuyển đứng thứ hai sau giá vốn hàng bán và chiếm 1,19% trong tổng chi phí. Điều này cho thấy chi phí của Chủ vựa chủ yếu là biến phí hay các chi phí biến đổi điều này sẽ rất có lợi khi giá bán tăng lên, nhưng cũng sẽ rất dễ thua lỗ khi giá giảm xuống.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 63 - 65)