Bảng 3.30: Số lượng mua nguyên vật liệu theo nhà cung cấp Bảng 3.31: Số lượng mua nguyên vật liệu theo địa điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 58)

40000 60000 80000 100000 120000 140000 TP. Vũng Tàu TX. Bà Rịa H. Tân Thành H. Châu Đức H. Long Điền H. Đất Đỏ H. Xuyên Mộc H. Côn Đảo 2006 2007 2008 2009 2010

59

c) Giá bán của các sản phẩm khai thác

Hiện nay, các sản phẩm khai thác thủy sản của ngư dân đều được các Chủ vựa và Đầu nậu bao tiêu ngay từ khi vào bờ. Cho nên việc bán các sản phẩm khai thác thường theo phương thức thỏa thuận bằng miệng và bán xô. Thường với việc bán xô như vậy thì ngư dân hay bị ép giá bởi chủ vựa. Đối với các sản phẩm đánh bắt là cá thì giá bán rất thấp so với Mực và Bạch tuộc, bởi vì sản lượng đánh bắt được nhiều hơn nên bị ép giá xuống. Giá bán cá bình quân khoảng 9.464 đ/kg, giá Bạch tuộc bình quân nằm khoảng 42.663 đ/kg và giá Mực bình quân khoảng 79.436 đ/kg. Trong khi đó giá bán xô theo loại cá chỉ vàng là 14.170 đ/kg cao hơn rất nhiều so với giá bình quân các loại cá và bán xô. Vậy nên ngư dân cần quan tâm tới các loại cá có giá trị kinh thế sau khi chế biến rất cao như cá chỉ vàng thì có thể lên tới gần 200.000đ/kg khi chế biến khô khi bán nội địa. Hoặc, ngư dân nên chú tâm tới việc khai thác Bạch tuộc và Mực trong mỗi chuyến đánh bắt để nâng cao giá trị kinh tế của từng chuyến ra khơi, nhằm nâng cao cuộc sống của ngư dân.

Bảng 3.18: Giá bán bình quân một số sản phẩm khai thác

Đơn vị tính: đ/kg

Danh mục Giá bán bình quân

1.Cá 9.464

- Cá chỉ vàng bán xô 14.170

2.Bạch tuộc 42.663

3.Mực 79.436

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Việc bán các sản phẩm xô sẽ làm cho các ngư dân không nắm được giá của từng loại thủy, hải sản khác nhau sẽ làm cho việc đánh bắt không mang đến giá trị cao. Bởi vì có thể loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao thì không chuyên tâm vào đánh bắt mà đánh bắt những loài có giá trị thấp. Điều này cũng do việc chia sẽ thông tin từ nhà chế biến đến các chủ vựa cũng không thông tin cho ngư dân nên đánh loại nào cho nó có giá trị cao.

Bảng 3.19: Tỷ lệ khai thác theo nhu cầu

N Mini mum Maximu m Mean Std. Deviation 1.Khai thác theo nhu cầu của nhà máy chế 203 1 2 1.86 .351 2.Khai thác theo nhu cầu của chủ vựa 203 1 2 1.70 .460 3.Khai thác theo nhu cầu thị trường 203 1 2 1.69 .462 4.Khai thác theo mùa vụ đánh bắt 203 1 2 1.99 .121

5.Khai thác tự do 203 1 2 1.02 .155

Valid N (listwise) 203

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Với bảng trên, thì ta thấy gần như 100% ngư dân đi đánh bắt là không có thông tin và đánh bắt tự do thích đánh bắt gì thì đánh. Việc đánh bắt này không mang lại lợi ích kinh tế cao cũng như làm cho việc đánh bắt không bền vững cho các loại cá. Việc này cũng là cơ hội để chủ vựa bưng bít thông tin về giá bán thực tế của từng loại thủy, hải

60

sản nhờ vậy các chủ vựa ép giá và ăn chênh lệch rất cao khi bán lại các sản phẩm cho các nhà máy chế biến.

d) Chi phí cho việc khai thác

Cứ mỗi chuyến đi biển thì ngư dân thường gặp rất nhiều trong việc chi trả cho các chi phí ra khơi. Thường mỗi một chuyến đi của ngư dân dao động từ 100 triệu tới hơn 1 tỷ. Trong các khoản chi phí thì xăng, dầu chiếm tỷ trọng nhiều nhất khoảng 69% chi phí, chi phí nhân công chiếm 10% và nhỏ nhất là chi phí cho đá chiếm 3%. Với việc xăng, dầu chiếm tỷ trọng lớn kết hợp với việc biến động xăng dầu trên thế giớ bởi các yếu tố kinh tế, chính trị nhiều khi sẽ dẫn đến tình trạng ngư dân khai thác sẽ bị lỗ và không có kinh phí cho các chuyến khai thác tiếp theo. Đây cũng là một mặt khá tích cực của các chủ vựa và đầu nậu khi ứng tiền cho các ngư dân để có tiền chi trả các chi phí đi biển. Tuy nhiên, điều này cũng là việc khiến ngư dân phải phụ thuộc vào các chủ vựa, và chủ vựa có thể gây ra tình trạng ép giá đối với ngư dân.

Bảng 3.20: Chi phí 1 chuyến khai thác

Đơn vị tính: đ/kg Danh mục Số lƣợng Tỷ lệ % Tổng chi phí 6.400 100 Chia ra 1.Xăng, dầu 4.460 69 2.Đá 217 3 3.Nhân công 655 10

4.Khấu hao tàu 554 9

5.Chi phí khác 552 9

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ chi phí 1 chuyến đánh bắt

69% 3% 10% 9% 9% Tỷ lệ chi phí đánh bắt Xăng, dầu (đ/kg) Đá (đ/kg) Nhân công (đ/kg) Khấu hao tàu (đ/kg) Chi phí khác (đ/kg)

61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.21: Hỗ trợ tài chính cho ngƣ dân khai thác

N Minimu m Maximu m Mean Std. Deviation 1.Hỗ trợ từ doanh nghiệp chế biến 203 2 3 2.81 .391 2.Hỗ trợ từ trạm thu mua 203 2 3 2.81 .391

3.Hỗ trợ từ chủ vựa, đầu nậu 203 1 3 2.57 .783

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Theo bảng trên, ta có thể thấy ngư dân được hỗ trợ tốt nhất về mặt tài chính từ các chủ vựa, với 18% ngư dân cho rằng chủ vựa đã hỗ trợ tài chính cho mình tốt. Đối với các doanh nghiệp chế biến thì có đến 81% ngư dân cảm thấy không được họ hỗ trợ về mặt tài chính. Điều này, cho thấy chủ vựa vừa là cầu nối giữa ngư dân với nhà máy chế biến cũng là người hỗ trợ cho ngư dân tuy nhiên mặt trái đó là ngư dân dễ bị chủ vựa thâu tóm độc quyền ép giá các sản phẩm khai thác được sau mỗi chuyến đi biển.

e) Lợi nhuận khai thác của ngƣ dân đối với cá chỉ vàng

Lợi nhuận bình quân của ngư dân là 7.770 đ/kg tức là cứ khai thác được 1kg cá chỉ vàng thì ngư dân được lời bình quân 7.770 đ, đây cho thấy hiệu quả khai thác khá cao của ngư dân với cá chỉ vàng. Lợi nhuận bình quân của ngư dân chiếm 55% so với giá bán, vậy nên giá bán quyết định lớn tới lợi nhuận khai thác của ngư dân. Nếu được mùa giá bán cao thì ngư dân sẽ có lời nhiều. Tuy nhiên nếu giá bán giảm mạnh thì có thể ngư dân lỗ rất lớn.

Bảng 3.22: Lợi nhuận của ngƣ dân khai thác

Đơn vị tính: đ/kg

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %

- Giá bán bình quân cho Chủ vựa 14.170 100 - Chi phí đánh bắt bình quân 6.400 45

- Lợi nhuận bình quân 7.770 55

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ lợi nhuận của ngƣ dân khai thác

f) Thời gian khai thác

Mỗi một chuyến đi của ngư dân bình quân kéo dài 40 ngày điều này cho thấy ngư dân đi biển thời gian là khá ngắn. Ngư dân thường đi biển trong khoảng thời gian ngắn, thấy rõ như khoảng thời gian đi biển từ 60 ngày đến 90 ngày chỉ chiếm 8% tổng số tàu thuyền đi đánh bắt, trong khi đó tỷ lệ đi đánh bắt của ngư dân nhiều nhất là từ 45 ngày

100% 45%

55%

Tỷ lệ %

Giá bán bình quân cho Chủ vựa

Chi phí đánh bắt bình quân

62

đến 60 ngày chiếm 31% tổng số tàu thuyền đi đánh bắt. Tỷ lệ đi đánh bắt từ 30 ngày đến 45 ngày cũng như từ 15 ngày đến 30 ngày đều chiếm 25% tổng số tàu thuyền đi đánh bắt. Có thể thấy thời gian đi đánh bắt của ngư dân là không dài và chủ yếu khai thác gần bờ. Thời gian đánh bắt cũng ảnh hưởng tới giá các sản phẩm khai thác của ngư dân, nếu đi đánh bắt với thời gian ngắn thì ngư dân phải chi phí cho tiền xăng, dầu nhiều hơn, bởi vì đánh bắt ngắn ngày thì ngư dân sẽ phải liên tục di chuyển ra vào bờ để tiếp nhiên liệu thì làm cho tổng quãng đường di chuyển xa hơn, dẫn đến chi phí xăng dầu tăng cao hơn. Trong khi đó, nếu đánh bắt xa bờ thì thời gian đánh bắt dài hơn sản lượng nhiều hơn và chi phí sẽ giảm xuống. Mặt khác, đánh bắt ngắn ngày thì không thể đi xa bờ nên khả năng khai thác số lượng lớn bị giảm xuống.

Bảng 3.23: Thời gian đi biển của ngƣ dân khai thác

Chỉ tiêu

Khoảng thời gian đi

biển Số ngày đi biển bình quân

Số chiếc Tỷ lệ % Tổng cộng 357 100 40 Trong đó -Từ 15 ngày trở xuống 39 11 13 -Từ 15 ngày đến 30 ngày 89 25 29 -Từ 30 ngày đến 45 ngày 89 25 38 -Từ 45 ngày đến 60 ngày 112 31 53 -Từ 60 ngày đến 90 ngày 28 8 66

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ thời gian đi biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

g) Việc chia sẻ thông tin

Việc chia sẻ thông tin trong toàn chuỗi là rất quan trọng bởi vì chia sẻ thông tin sẽ giúp nhà cung cấp nguyên vật liệu chuẩn bị đúng số lượng và chủng loại nguyên vật liệu theo yêu cầu của khách hàng cần về loại sản phẩm nào thì sẽ có nguyên vật liệu đó. Điều đó còn quan trọng hơn với các ngư dân bởi vì mỗi khi họ ra khỏi thường kéo dài từ 15 ngày đến 30 ngày. Nên nếu biết được yêu cầu thì họ có thể đánh đúng chủng loại và số lượng từ đó sẽ mang lại lợi thế cho các mắt xích theo sau. Tuy nhiên việc trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng thì rất kém, được thể hiện ở việc giao kết giữa nhà máy với chủ vựa gần như là không có (chỉ có 3% ngư dân cho là có, 81% thì cho là không). Việc giao kết giữa chủ vựa với ngư dân thông thường qua hợp đồng miệng chiếm 61% ngư dân cho là có, giao kết giữa chủ vựa với ngư dân gần như không xảy ra với 3% ngư dân cho là có sử dụng hợp đồng với chủ vựa. Việc trao đổi nguyên vật liệu giữa chủ vựa và ngư dân vẫn được thực hiện.

11% 25% 25% 37% 2% Tỷ lệ % Từ 15 ngày trở xuống Từ 15 ngày đến 30 ngày Từ 30 ngày đến 45 ngày Từ 45 ngày đến 60 ngày Từ 60 ngày đến 90 ngày

63

Đặc biệt ngư dân trước khi đi đánh bắt gần như họ không nắm được thông tin về việc mình nên đánh loại thủy sản nào, bao nhiêu để khi vào bờ bán mang lại giá trị cao. Với 61% ngư dân cho rằng trước khi đi khai thác là không có thông tin về số lượng khai, trong khi đó có khoảng 31% ngư dân cho rằng chủ vựa cung cấp thông tin về số lượng khai thác. Thông tin về chủng loại thì có 68% ngư dân không biết, trong khi đó chỉ 16% ngư dân biết thông tin từ chủ vựa, 15% ngư dân có thông tin từ nhà máy chế biến và chỉ có 1% ngư dân nắm được thông tin về nhu cầu thị trường để từ đó có hướng đánh bắt phù hợp và hiệu quả hơn. Vì vậy cần đẩy mạnh việc trao đổi thông tin giữa các mắt xích trong chuỗi từ nhà chế biến – chủ vựa – ngư dân.

Bảng 3.24: Thông tin trao đổi mua bán sản phẩm

N Mini mum Maxi mum Mean Std. Deviation Trạm thu mua chế biến có hợp đồng 170 1 2 1.96 .185 Trạm thu mua của nhà máy chế biến không có

hợp đồng 170 1 2 1.76 .425

Chủ vựa, đầu nậu có hợp đồng văn bản 170 1 2 1.96 .185 Chủ vựa, đầu nậu có hợp đồng bằng miệng 170 1 2 1.27 .446 Chủ vựa, đầu nậu trao đổi thông qua nguyên

liệu 170 1 2 1.89 .316

Chủ vựa, đầu nậu không có hợp đồng 203 1 2 1.31 .464

Trao đổi khác 170 1 2 1.33 .471

Valid N (listwise) 170

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Bảng 3.25: Thông tin khi đi khai thác

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

1 Số lượng 203 1 4 3.34 .949

2.Chủng loại 203 1 4 3.21 1.201

Valid N (listwise) 203

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Nhận xét:

- Ƣu điểm: Sản lượng khai thác của toàn Tỉnh luôn nằm trong nhóm khai thác nhiều nhất nước, điều này cho thấy năng lực đánh bắt của tỉnh là rất tốt. Bên cạnh đó ngư dân cũng có được sự hỗ trợ về mặt tài chính của các chủ vựa để có kinh phí ứng trước cho mỗi chuyến ra khơi. Ngư dân cũng được chủ vựa bao tiêu sản phẩm nên không phải lo lắng đầu ra cho mỗi chuyến đánh bắt. Ngư dân đánh bắt bằng lưới kéo đôi mang lại hiệu quả cao hơn và có thể hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt trên biển, và tạo thành một hội khai thác thống nhất bảo vệ quyền lợi lẫn nhau. Lợi nhuận khai thác của ngư dân với cá chỉ vàng là rất cao nên ngư dân nên chú trọng khai thác chọn lọc loại cá này, tránh tình trạng thấy lợi mà khai thác quá mức và khai thác không bền vững sẽ ảnh hướng lớn tới quá trình đánh bắt trong tương lai gần.

64

- Nhƣợc điểm: Giá bán các sản phẩm khai thác của ngư dân không đúng với giá trị thực tế của nó, tức là bán xô và không phân loại nên đánh đồng các loại cá có giá trị cao với những loại cá có giá trị kinh tế thấp. Không những vậy ngư dân còn bị các chủ vựa, đầu nậu ép giá sau mỗi chuyến đi biển về, bởi vì ngư dân bị ràng buộc của chủ vựa dưới hình thức ứng trước kinh phí đi biển. Nên sau mỗi chuyến đi biển ngư dân phải bán các sản phẩm khai thác cho chủ vựa. Việc chi phí xăng, dầu mỗi chuyến đi chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí nên khi thị trường xăng, dầu trong nước và quốc tế biến động tăng cao thì sau mỗi chuyến đi ngư dân có thể bị lỗ vốn và không có khả năng chi trả cho các chuyến đi sau. Việc thông tin giữa Nhà máy chế biến – Chủ vựa – Ngư dân gần như không có chia sẻ cho nhau nên làm cho ngư dân đi đánh bắt không theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy, ngư dân thường đi đánh bắt tự do theo kinh nghiệm làm cho giá trị kinh tế mỗi chuyến đánh bắt không cao. Mỗi chuyến đi biển của ngư dân thường kéo dài, nên họ ít khi nắm bắt kịp thời các thông tin trong bờ. Vì vậy, họ ít được trang bị những kĩ năng xử lí các sản phẩm của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi đánh bắt được ngay từ ngoài biển. Chính vì vậy chất lượng sản phẩm khai thác về chất lượng bị giảm rất nhiều và giảm giá trị.

3.2.4. Phân tích thực trạng thu mua của chủ vựa 3.2.4.1. Nhiệm vụ

Thu mua cá chỉ vàng từ ngư dân và cung ứng lại cho nhà máy chế biến theo kế hoạch chung của toàn chuỗi và theo kế hoạch thu mua riêng của chủ vựa.

3.2.4.2. Phân tích thực trạng thu mua tại Chủ vựa theo mô hình SCOR

Chủ vựa là trung gian điều tiết phân phối sản lượng khai thác đánh bắt của ngư dân, và giúp ngư dân tìm đầu ra và chú tâm hơn vào khai thác. Tuy nhiên Chủ vựa cũng có thể gây nên tình trạng khan hiếm hàng hóa và đẩy giá bán lên cao đối với các nhà máy thu mau chế biến thủy sản.

a) Quy trình thu mua tại Chủ vựa

Hình 3.8: Quy trình thu mua tại Chủ vựa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

65

(1)Sau khi đánh bắt theo mức tối đa có thể đạt được tùy vào điều kiện tự nhiên hoặc tối đa theo công suất của tàu thuyền, các ngư dân sẽ cho tàu thuyền quay trở lại bờ và cập tại các cảng như Long Hải, Cảng Incomap, Cảng Cá Cát Lở ... Và lúc này, các chủ vựa sẽ có mặt tại các cảng để thu mua toàn bộ số cá mà ngư dân đánh bắt được.

(2)Các ngư dân sẽ bán số cá đó cho cá chủ vựa là mối quen biết lâu năm hoặc họ cũng có thể bán cho các chủ vựa theo giá cạnh tranh – chủ vựa nào ra giá có lợi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 58)