Ảnh một số sản phẩm của Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 41)

Nguồn: Công ty Baseafood

3.1.3.2. Doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm

Doanh thu

Bảng 3.2: Doanh thu thuần của Baseafood giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

- Doanh thu thuần 279.871 376.517 575.645

- Tăng trưởng % -44,83 34,53 52,89

Nguồn: Công ty Baseafood

- Cơ cấu doanh thu

Bảng 3.3: Cơ cấu doanh thu của Baseafood năm 2010 -2011

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Tổng cộng 384.866 100 588.939 100 Chia ra

1 Doanh thu thuần 376.517 97,83 575.645 97,7

2 Doanh thu hoạt động tài chính 6.261 1,63 13.139 2,23

3 Doanh thu khác 2.088 0,54 155 0,03

42

Nhìn chung, cơ cấu Doanh thu của BASEAFOOD từ năm 2010 trở lại đây tương đối ổn định. Với hoạt động kinh doanh chủ yếu từ sản xuất và chế biến Thủy hải sản xuất khẩu, doanh thu thuần luôn chiếm một tỷ lệ chi phối trong tổng doanh thu của Công ty với tỷ trọng luôn xấp xỉ từ 98% - 99%. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tài chính cũng đem lại những khoản thu nhập đáng kể cho BASEAFOOD nhưng không thực sự ổn định với tỷ trọng dao động từ 1,63% - 2,23%. Ngoài ra Cơng ty cũng có thêm các nguồn thu từ hoạt động khác tuy nhiên tỷ trọng không đáng kể và giảm dần thời gian qua.

Lợi nhuận của Công ty qua các năm

Bảng 3.4: Lợi nhuận thuần của Công ty Baseafood giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị tính:triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

- Doanh thu thuần 279.871 376.517 575.645

- Lợi nhuận sau thuế 8.930 10.091 13.359

- Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu (%) 3,19 2,68 2,32

Nguồn: Công ty Baseafood

Mặc dù doanh thu thuần các năm vừa qua có những sự tăng trưởng khá lớn, tuy nhiên chi phí hoạt động của Cơng ty cũng có một sự gia tăng tương ứng cùng với chi phí lãi vay tăng đột biến trong năm 2011 làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2009 – 2011 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu.

3.1.3.3. Chi phí sản xuất

Tỷ trọng chi phí sản xuất của Cơng ty so với doanh thu thuần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5: Tỷ trọng chi phí sản xuất của Cơng ty giai đoạn năm 2010 – 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Yếu tố chi phí Năm 2010 Năm 2011

Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % 1 Doanh thu 376.517 100 575.645 100 2 Tổng chi phí 371.224 96,46 573.541 97,39 Chia ra - Giá vốn hàng bán 326.483 84,83 514.814 87,41 - Chi phí tài chính 2.370 0,62 6.918 1,17 - Chi phí bán hàng 33.710 8,76 43.151 7,33 - Chi phí QLDN 8.662 2,25 8.659 1,47

Nguồn: Cơng ty Baseafood

Trong cơ cấu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty thì Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và dao động từ 84% - 88% Doanh thu thuần. Tiếp đến là Chi phí bán hàng với tỷ trọng từ 7,33% - 8.76%. Chi phí tài chính và Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giữ tỷ trọng đáng kể trong đó Chi phí quản lý doanh nghiệp đang có xu hướng giảm trong thời gian qua chứng tỏ Doanh nghiệp khá chú trọng và nổ lực nhằm giảm thiểu chi phí quản lý, giúp hiệu quả kinh doanh được cải thiện nhiều hơn. Tuy nhiên, xét về tổng thể, mức chi phí của Công ty so với doanh thu đạt được trong kỳ là tương đối cao (xấp xỉ 97% - 98%) làm tỷ suất sinh lời của Công ty là tương đối thấp so với bình quân một số Doanh nghiệp sản xuất cùng lĩnh vực (4,9%).

43

3.1.3.4. Nguồn nhân lực của Công ty

Do đặc trưng đơn vị sản xuất, tính đến thời điểm tháng 06/2012 tổng số lao động của Công ty là 1.185 người, với cơ cấu lao động phân theo trình độ như sau:

Bảng 3.6: Thống kê số lƣợng lao động tính đến tháng 06/2012

Đơn vị tính: Người

TT Loại lao động Số lƣợng Tỷ lệ %

Tổng cộng 1.185 100

Chia ra

1 Lao động có trình độ Đại học và trên Đại học 73 6,16

2 Lao động có trình dộ Cao đẳng 14 1,18

3 Lao động có trình độ Trung cấp, Sơ cấp 43 3,60

4 Lao động có trình độ khác 1.055 89,06

Nguồn: Công ty Baseafood

3.1.3.5. Vị thế của Công ty so với các Doanh nghiệp khác trong ngành

Vị thế của Công ty trong ngành

Công ty BASEAFOOD với quy mô vốn điều lệ hiện nay là 48 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt mức 20 triệu USD; doanh thu hàng năm đạt từ 400 đến 500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hàng năm đạt từ 13 đến 15 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng về các chỉ tiêu kinh tế đạt từ 5 đến 10%.

Với bề dày 20 năm thành lập và phát triển trong ngành thủy sản, trong đó có 8 năm hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, BASEAFOOD đã có một lượng khách hàng đầu vào và đầu ra tương đối đa dạng. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản chế biến mang thương hiệu BASEAFOOD của Công ty ngày càng phong phú về chủng loại với chất lượng tốt nên được khách hàng trong nước cũng như trên thế giới biết đến và tin cậy, đặc biệt là khách hàng truyền thống đã có mối quan hệ mau bán với Cơng ty lâu năm.

Xét về vị thế của Công ty trong tồn ngành thủy sản Việt Nam thì BASEAFOOD chỉ nằm ở vị trí tầm trung, tuy nhiên nếu so sánh với các Công ty chế biến thủy sản của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với 169 doanh nghiệp thì BASEAFOOD ln đứng trong Top 10.

Triển vọng phát triển của ngành

Với đường bờ Biển dài hơn 3.200km hệ thống mặt nước nội địa rộng hớn 1,4 triệu hecta, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nên đã nhận được nhiều chính sách quan tâm và ưu đãi. Đặc biệt Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) với các thành viên chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu tồn ngành được đánh giá là có nhiều hoạt động tích cực trong việc xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức trước ảnh hưởng của những khó khăn từ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đồng thời, các tác động của thời tiết, môi trưởng, con giống, thức ăn và hàng loạt những tồn tại khác cũng góp phần khơng nhỏ đến khả năng phát triển của ngành trong thời gian tới.

44

Theo dự thảo kế hoạch 05 năm, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản đến năm 2015 là; sản lượng thủy sản tăng với tốc độ bình quân 2,66%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 8 -10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD với tổng sản lượng khai thác đạt 5,7 triệu tấn; số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người. Đối với chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 là 7,5 – 7,7 tỷ USD và đến năm 2020 là 9 tỷ USD được Thủ tướng phê duyệt trong Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020, chương trình xuất khẩu thủy sản chỉ là một trong những giải pháp để thực hiện chiến lược này.

3.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có thể đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa của Cơng ty, thì cần phải xây dựng phiếu điều tra cho các thành phần trong chuỗi cung ứng, nhằm lấy các số liệu sơ cấp về xử lí, phân tích, đánh giá chính xác thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa của công ty. Sau đây là các loại phiếu điều tra và số lượng phiếu khảo sát và các Xí nghiệp khảo sát, thời gian khảo sát từ ngày 01/12/2012 đến ngày 30/03/2013. Loại phiếu Tổng số Chia ra Khách hàng Chủ vựa Chủ hộ tàu thuyền Công ty Baseafood XN III Phước hải XN IV TP. BR XN V Long Hải XN DV TPVT Tổng số 427 124 09 203 8 46 18 19 Chia ra 1.Phiếu số 03/NVL Phiếu điều tra thu mua

nguyên liệu 30 1 15 14

2.Phiếu số 05/CB Phiến

thông tin chung 15 5 6 4

3.Phiếu số 06/KTP Kho

thành phẩm 21 1 20

4.Phiếu số 08/BHNĐ Phiếu điều tra bán hàng nội địa

6

1 5

5.Phiếu số 09/MHNĐ Phiếu điều tra mua hàng của siêu thị

9

9 6.Phiếu số 10/BHNĐDV

Phiếu điều tra bán hàng của siêu thị 10 10 7.Phiếu số 01/KT Phiếu khảo sát về khai thác 203 203 8.Phiếu số 02/TM Phiếu

điều tra thu mua thủy sản 09 09 9.Phiếu số 09/KHNĐ

Phiếu khảo sát khách hàng nội địa

45

3.2.1. Cơng tác lập kế hoạch của tồn chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa 3.2.1.1. Nhiệm vụ lập kế hoạch

Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng trong nước về sản phẩm cá chỉ vàng chế biến khô và các nhà cung cấp sản phẩm cá chỉ vàng chế biến khơ. Từ đó đưa ra cách thức hồn thành mục tiêu đã đưa ra cho toàn chuỗi cung ứng.

a) Kế hoạch khai thác

Ngư dân khai thác là thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa, bởi vì ngư dân là mắt xích cung cấp nguyên liệu chế biến cho các nhà máy. Vì vậy, ngư dân có nhiệm vụ đi đánh bắt đúng chủng loại và số lượng cá chỉ vàng cần để phục vụ cho kế hoạch chế biến cá chỉ vàng khô đáp ứng đủ nhu cầu của nười tiêu dùng nội địa.

b) Kế hoạch chủ vựa

Là trung tâm điều tiết cung cấp nguồn nguyên liệu cá chỉ vàng cho các nhà máy chế đủ nguyên liệu chế biến, để cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng cá chỉ vàng nội địa của tồn chuỗi, và đảm bảo cho q trình sản xuất ln trong tình trạng ổn định.

c) Cơng ty

Thu mua nguyên liệu chế biến sản phẩm cá chỉ vàng chế biến khô, phân phối tới người tiêu dùng và làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.

3.2.1.2. Phân tích việc lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa theo mơ hình SCOR

Việc thực hiện kế hoạch cho chuỗi cung ứng cá chỉ vàng phải thông qua tất cả các quá trình cũng như các thành phần tham gia chuỗi cung ứng, từ thông tin nhu cầu thị trường đến việc chia sẽ thông tin từ Nhà máy chế biến cá chỉ vàng khô tới Chủ vựa tới ngư dân đi khai thác. Từ đó đánh giá nguồn lực của các thành phần tham gia trong chuỗi để có kế hoạch chung trong tồn chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa.

Tuy nhiên, thực tế việc lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa là khơng có, cho nên ngư dân đi đánh bắt tự do gặp gì thì đánh bắt thứ đó khơng biết tới nhu cầu của các Chủ vựa và Nhà máy chế biến. Chủ vựa thường cạnh tranh nhau thu mua nhưng không theo nhu cầu của nhà máy, họ thu mua rồi đi bán cho bất cứ nhà máy nào đang cần loại thủy sản đó và chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Cịn Nhà máy chế biến thì họ cứ chế biến xong để tồn kho và bán từ từ ít quan tâm tới nhu cầu thị trường.

Có thể thấy kế hoạch trong chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa là kế hoạch tác nghiệp riêng lẻ của từng thành phần và bộ phận khác nhau và thiếu tính đồng bộ.

a) Khai thác

Nếu theo kế hoạch chung của tồn chuỗi cung ứng cá chỉ vàng thì các ngư dân khi đi đánh bắt theo kế hoạch chung của toàn chuỗi và dựa theo nguồn lực sẵn có để có kế hoạch riêng cho mình để khai thác đủ số lượng và và size cỡ cá chỉ vàng theo kế hoạch chung của toàn chuỗi cung ứng cá chỉ vàng. Việc lập kế hoạch của ngư dân cũng cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46

việc chia sẻ thơng tin và hỗ trợ tài chính cũng như kỹ thuật từ nhà máy chế biến và chủ vựa.

Tuy nhiên, thực tế ngư dân đi khai thác khơng có kế hoạch đánh bắt chung của toàn chuỗi cung ứng, cũng như kế hoạch đánh bắt của riêng mình. Bởi vì ngư dân khơng được chia sẻ thông tin về nhu cầu, cũng như thông tin của các nhà máy chế biến về việc nên đánh bắt số lượng bao nhiêu, cỡ size nào để từ đó lập kế hoạch cho riêng mình. Và thực tế hiện nay ngư dân đi đánh bắt tự do, đánh bắt tất cả các loại hải sản trong một chuyến ra khơi khai thác. Có thể thấy ngư dân khơng có kế hoạch khai thác cung cấp cho chuỗi cung ứng cá chỉ vàng.

b) Chủ vựa

Việc lập kế hoạch của chủ vựa phải dựa theo kế hoạch chung của toàn chuỗi nhưng cũng phải dựa theo kế hoạch đánh bắt của ngư dân cũng như kế hoạch chế biến của các nhà máy chế biến, nên Chủ vựa cần thông tin 2 chiều từ ngư dân và các nhà máy chế biến để từ đó lập kế hoạch thu mua, phân phối cho mình.

Thực tế việc lập kế hoạch thu mua và cung cấp của Chủ vựa là khơng có. Bởi vì trong tồn chuỗi khơng có sự chia sẻ thơng tin giữa nhà máy và chủ vựa cũng như thông tin rất ít giữa ngư dân và chủ vựa. Nên thường chủ vựa thường mua xô từng loại của ngư dân hoặc mua xô tất cả số lượng khai thác được của ngư dân, sau đó mới liên hệ với các nhà máy chế biến để bán hàng. Qua đây cho thấy chủ vựa khơng có kế hoạch cung ứng cho chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa.

c) Công ty

Công ty Baseafood là nơi nhận được thông tin về nhu cầu tiêu dùng đầu tiên nên sẽ là người chia sẻ thông tin này cho Chủ vựa và ngư dân khai thác, và nhận lại dịng thơng tin phản hồi về năng lực cung cấp nguyên liệu và các nguồn lực cần thiết để chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa từ Chủ vựa và ngư dân. Từ đó Cơng ty sẽ có kế hoạch thu mua, chế biến, phân phối… sản phẩm cá chỉ vàng khơ theo năng lực của mình, và phản hồi thơng tin lại cho Chủ vựa, ngư dân có kế hoạch chung cho tồn chuỗi cung ứng như cho riêng từng thành phần trong chuỗi để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Không chỉ dẫn dắt trong việc lập kế hoạch cho tồn chuỗi mà cơng ty cịn phải lập kế hoạch cho từng bộ phân trong công ty nhằm hoạt động hiệu quả nhất. Tuy nhiên hiện nay Công ty chủ yếu lập kế hoạch chung về giá trị xuất khẩu hàng năm, chi phí tiền lương hàng năm hay lợi nhuận hàng năm cho các xí nghiệp thuộc cơng ty. Cịn đối với riêng chuỗi cá chỉ vàng nội địa thì cơng ty khơng có kế hoạch phục vụ chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa. Điều này làm cho việc lập kế hoạch cho toàn chuỗi bị phá vỡ, gây nên tình trạng hoạt động khơng có kiểm sốt hoặc khơng thể quản trị được chuỗi.

3.2.2. Tổng quan thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng nội địa 3.2.2.1. Sơ đồ mô tả

Để thấy rõ nét hơn về chuỗi cung ứng của sản phẩm cá chỉ vàng thì chúng ta có thể hình dung qua sơ đồ sau:

47

Hình 3.4: Sơ đồ mơ tả chuỗi cung ứng sản phẩm cá chỉ vàng

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Các bƣớc trong sơ đồ trên đƣợc mô tả nhƣ sau:

1) Ngư dân ra biển để khai thác các loại thủy sản có trên biển theo mùa cũng như theo từng con nước và kinh nghiệm đánh bắt của người dân. Phụ thuộc vào tình hình thời tiết, cơng suất của tàu, tình hình nhiên liệu nguyên liệu trên tàu mà chuyến đi khai thác có thể ngắn hay dài. Sau khi quay trở về thì các tàu thuyền cập vào các cảng cá như cảng Cát Lở, Icomap, Phước Tỉnh… để neo đậu tàu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 41)