Tỷ lệ lợi nhuận của Chủ vựa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 66 - 71)

Nhận xét:

- Ƣu điểm: Chi phí bỏ ra ít nhưng thu được lợi nhuận cao trong khoảng thời gian

ngắn. Có thể chủ động điều tiết về số lượng và giá bán đến các nhà máy chế biến. Đặc biệt nếu các Chủ vựa liên kết với nhau có thể thao túng và lũng đoạn thị trường cá nguyên liệu làm thiệt hại cho cả ngư dân và nhà máy chế biến. - Nhƣợc điểm: Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ rất cao và biến động theo

sản lượng khai thác của ngư dân, phụ thuộc vào thời tiết biển cũng như việc công suất khai thác của tàu thuyền và thời gian đi biển của ngư đân. Có thể bị các nhà máy chế biến ép giá thu mua nguyên liệu để chế biến khi vào mùa khai thác chính của ngư dân, cũng chất lượng cá nguyên liệu khai thác của ngư dân.

100% 74% 26% Tỷ lệ % Giá bán bình qn Tổng chi phí bình qn Lợi nhuận bình qn

67

3.2.5. Phân tích q trình thu mua ngun liệu tại Cơng ty theo mơ hình SCOR 3.2.5.1. Nhiệm vụ

Thu mua nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến sản phẩm cá chỉ vàng nội địa cho Công ty, đảm bảo sản xuất ổn định.

Bộ phận thu mua nguyên liệu của công ty nắm bắt kế hoạch sản xuất của từng xí nghiệp và thơng tin ngun liệu của Chủ vựa để đưa ra kế hoạch cho mình về số lượng nguyên liệu cá chỉ vàng cần thu mua, loại size nào, giá bao nhiêu.

Tuy nhiên thực tế các Xí nghiệp chế biến cá chỉ vàng nội địa không lên kế hoạch chung tồn Cơng ty mà họ thực hiện theo nhu cầu của từng Xí nghiệp. Vì vậy, đây là kế hoạch tác nghiệp làm cho giá thu mua mỗi xí nghiệp mỗi khác đơi khi có thể dẫn đến dẫm chân lên nhau và cạnh tranh lẫn nhau.

3.2.5.2. Phân tích thu mua nguyên liệu tại Cơng ty theo mơ hình SCOR

Trong những năm vừa qua Cơng ty đã tìm những kênh cung cấp nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định thông qua các bạn hàng truyền thống cũng như các vựa đầu mối tại địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, do sản lượng nguyên liệu thủy sản đánh bắt ngày càng giảm nên tình trạng cạnh tranh thu mua diễn ra rất gay gắt, dẫn đến giá cả tăng lên rất cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu đầu ra cũng như thu nhập của doanh nghiệp. Vì vậy, Cơng ty có khá nhiều bạn hàng nhằm đảm bảo lng cung cấp đủ cho các Xí nghiệp chế biến của cơng ty sản xuất. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho cơng ty khi muốn giữ mức giá nguyên liệu sản xuất và giữ ổn định chi phí sản xuất và giá bán của các sản phẩm công ty chế biến.

Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu tiêu biểu T

T

Tên nhà cung cấp Địa chỉ Nguyên liệu

1 Công ty TNHH Trường Thọ Tỉnh BR – VT Mực khô, cá nối, cá đổng 2 Nguyễn Thanh Ngọc Tỉnh BR – VT Cá mối, cá đổng

3 DNTN Minh Hải Tỉnh BR – VT Chả cá, cá bị khơ ghép 4 Phạm Văn Thanh Tỉnh BR – VT Cá chỉ, cá đổng, cá mối 5 Trác Đức Huân Tỉnh Bình Thuận Cá cơm khơ

6 Ngơ Văn Lành Tỉnh Kiên Giang Cá chỉ vàng

7 Phạm Duy Dũng Tỉnh BR – VT Cá tráo, cá trích, cá nục 8 Nguyễn Hữu Toàn Tỉnh BR – VT Bạch tuộc

9 Tạ Văn Sỹ Tỉnh BR – VT Cá mối, cá đổng

10 Công ty TNHH Tân Quý Tỉnh Bình Thuận Bạch tuộc 11 DNTN Thanh Hào Tỉnh BR – VT Bạch tuộc 12 Phan Tiến Dũng Tỉnh BR – VT Bạch tuộc 13 Công ty TNHH Nguyễn Hưng Tỉnh Phú Yên Bạch tuộc 14 Nguyễn Hoài Nam Tỉnh BR – VT Cá tráo

15 Nguyễn Thị Nhung Tỉnh Bình Thuận Cá mối, cá đổng 16 Công ty TNHH Thành Phát Tỉnh BR – VT Tôm, mực, bạch tuộc

68

Để việc sản xuất được nhanh chóng và đạt kế hoạch đề ra thì tại mỗi Xí nghiệp của Cơng ty phải có bộ phận chuyên trách về thu mua nguyên liệu. Việc thu mua nguyên liệu cần tuân thủ theo một quy trình nhất định để có nguyên liệu tốt, cũng như đảm bảo về chất lượng số lượng cũng như cỡ size cho phù hợp, sau đây là mơ tả về quy trình thu mua ngun liệu của Cơng ty.

a) Quy trình thu mua của Cơng ty

Hình 3.9: Quy trình thu mua ngun liệu

Nguồn: Cơng ty Basea food

Các bước trong quy trình thu mua:

1) Nhân viên thu mua tới cảng cá để xem xét tình hình đánh bắt và khai thác thủy sản của các ngư dân, xem các ghe, tàu sau mỗi chuyến đi khai thác về được nhiều hay ít loại nào để tìm mua ngun liệu cho nhà máy chế biến.

2) Sau khi xem xét và nắm bắt thông tin về các chuyến khai thác của các ngư dân. Khi đó nhân viên sẽ vào gặp các Chủ vựa (Đầu nậu) để đặt hàng theo từng loại và số lượng thủy sản mà nhà máy cần để sản xuất.

3) Sau khi vào đặt với Chủ vựa thì nhân viên thu mua sẽ ra kiểm tra chất lượng từng loại cá và phân loại theo size hay mua xô.

4) Nhân viên thu mua sau khi đánh giá và lựa chọn nguyên liệu theo yêu cầu của nhà máy chế biến thì sẽ thương lượng thỏa thuận về giá cả, cách vận chuyển và phương tiện vận chuyển với Chủ vựa (Đầu nậu).

5) Sau khi thỏa thuận về giá xong thì Chủ vựa (Đầu nậu) sẽ cho nhân viên của mình cân cá và xếp lên xe đông lạnh hay xe chuyên dụng.

6) Chủ vựa sẽ cho xe vận chuyển cá về tại các Xí nghiệp, và Xí nghiệp tiếp nhận cá.

7) Xí nghiệp tiếp nhận và đem cân lại cá để phân loại theo yêu cầu.

8) Xí nghiệp ướp cá bằng đá để bảo quản tốt hơn trước khi đưa vào chế biến.

Nhận xét: Qua mô tả về quy trình thu mua của Cơng ty tại các xí nghiệp thì chúng ta

có thể thấy Cơng ty tổ chức khá tốt việc thu mua nguyên liệu, cũng như cũng kiểm tra chất lượng nguyên liệu rất tốt. Quy trình thu mua ngun liệu của Cơng ty là đảm bảo theo quy định theo tiêu chuẩn HACCP. Tuy nhiên điều đó cũng làm cho quy trình dài hơn và tốn thời gian hơn trong việc đánh giá nguyên vật liệu. Không những vậy việc thỏa thuận giá cả theo từng chuyến hàng cũng tốn thời gian hơn. Đặc biệt với việc cạnh tranh của rất nhiều của các nhà máy chế biến, Cơng ty trên địa bàn tồn tỉnh làm cho khâu thu mua càng cạnh tranh mạnh hơn.

69

b) Năng lực thu mua cá chỉ vàng

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho q trình sản xuất ln ở trong trạng thái công suất tốt nhất để mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc thu mua nguyên liệu phải luôn đảm bảo cung cấp tốt về số lượng cũng như về chất lượng và giá cả nguyên vật liệu phù hợp nhất. Đối với Công ty Baseafood điều đó càng quan trọng hơn bởi vì trên địa bàn tồn Tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản nên việc thu mua khá khó khăn. Trong kỳ khảo sát vừa qua thì tình hình mua nguyên vật liệu của Công ty như sau: tổng số nguyên liệu mua vào là 55.670 kg trong đó nguyên liệu chế biến xuất khẩu là 50.987 kg chiếm 92%, nhưng nguyên liệu cá chỉ vàng chế biến khơ nội địa chỉ có 4.773 kg chiếm tỷ trọng 9%. Điều đó có thể thấy cơng ty chú trọng vào việc xuất khẩu cá chỉ vàng khô nhiều hơn so với thị trường nội địa. Nếu so sánh với sản lượng khai thác cá chỉ vàng trong đợt khảo sát vừa qua thì có thể thấy năng lực thu mua vào sản xuất của Công ty chiếm 4% sản lượng khai thác cá chỉ vàng. Điều này cho thấy Công ty cần cải thiện năng lực thu mua để có thể nâng cao nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Với tỷ trọng thu mua của Công ty chỉ chiếm 4% thì có thể thấy số lượng cơ sở chế biến cá chỉ vàng trên toàn tỉnh là rất lớn, mức độ cạnh tranh ở khâu thu mua là rất mạnh. Điều này cũng chứng tỏ việc chế biến cá chỉ vàng mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Bảng 3.28: Số lƣợng nguyên vật liệu phân theo mục đích sản xuất

Đơn vị tính: kg

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %

Tổng số nguyên liệu thu mua 55.670 100

Chia ra

1.Chế biến khô xuất khẩu 50.987 92

2.Chế biến khô nội địa 4.773 9

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Bảng 3.29: Số lƣợng thu mua của công ty so với khai thác

Đơn vị tính: kg

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %

1.Sản lượng khai thác 1.444.000 100

2.Sản lượng thu mua tại Công ty 55.670 4

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Việc cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty chủ yếu được thực hiện bởi 7 nhà cung cấp và trong đó DNTN Minh Song là nhà cung cấp lớn nhất lên tới 26.663 kg chiếm tới 47,89% tổng số lượng nguyên liệu thu mua của Công ty. Nhà cung cấp Đoàn Thị Ngọc Hương cung cấp số lượng nguyên vật liệu khá ít 1.250 kg chiếm 2,25%.

- Đối với ngun liệu xuất khẩu thì có tới 6 nhà cung cấp nhưng nguyên liệu chế biến nội địa chỉ có 3 nhà cung cấp. Trong số 3 nhà cung cấp nguyên liệu nội địa thì nhà cung cấp Nguyễn Anh Vũ cung cấp với số lượng nhiều nhất lên tới 3.491 kg chiếm 73,14%. Nhà cung cấp Lê Văn Quang cung cấp ít nhất chỉ có 70 kg chiếm 1,47%. Như vậy Công ty cần chú trọng hơn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất nội địa để nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa hơn nữa.

- Đối với việc cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì DNTN Minh Song cung cấp lượng lớn nhất tới 26.663 kg chiếm 52,29%, đây là nhà cung cấp thân thiết của Công ty. Nhà cung cấp Đoàn Thị Ngọc Hương cung cấp số lượng nguyên vật liệu khá ít 1.250 kg chiếm 2,45%.

70

Bảng 3.30: Số lƣợng mua nguyên vật liệu theo nhà cung cấp

Đơn vị tính: kg

Chỉ tiêu

Tổng số

Chia ra Chế biến xuất

khẩu Chế biến nội địa

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Tổng số 55.670 100 50.987 100 4.773 100

Chia ra theo nhà cung cấp

1. Nguyễn Anh Vũ 3.491 6,27 - - 3.491 73,14

2. Lê Văn Quang 4.628 8,31 4.558 8,94 70 1,47 3. Đoàn Thị Ngọc Hương 1.250 2,25 1.250 2,45 - - 4. DNTN Hạnh Tài 7.435 13,36 7.435 14,58 - - 5. Huỳnh Thị Hồng Nga 5.263 9,45 5.263 10,32 - - 6. DNTN Minh Song 26.663 47,89 26.663 52,29 - - 7. Nguyễn Hữu Tâm 6.940 12,47 5.728 11,23 1.212 25.39

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

c) Địa điểm thu mua

Số lượng nguyên vật liệu của cá chỉ vàng nguyên liệu chế biến khô xuất khẩu chủ yếu được thu mua tại Vũng Tàu chiếm 74% tổng số nguyên liệu cá chỉ vàng chế biến khô xuất khẩu. Số lượng cá chỉ vàng chế biến khô nội dịa chủ yếu thu mua tại nhà máy chiếm tới 73,14% tổng số nguyên liệu cá chỉ vàng. Điều này cho thấy vùng nguyên liệu phù hợp cho chế biến xuất khẩu là mua tại Vũng Tàu còn vùng nguyên liệu cho chế biến nội địa thì tại Long Hải. Vì vậy, Cơng ty cần có chính sách thu mua cho từng vùng ngun liệu theo mục tiêu chế biến của công ty, và cũng có chính sách hỗ chợ riêng cho từng vùng nguyên liệu khác nhau. Như cần phải đầu tư hơn cho vùng nguyên liệu chế biến khô nội địa để nâng cao sản lượng và chất lượng.

Bảng 3.31: Số lƣợng mua nguyên vật liệu theo địa điểm

Đơn vị tính: kg

Chỉ tiêu

1. Cá chỉ vàng nguyên liệu chế biến khô xuất

khẩu

2. Cá chỉ vàng nguyên liệu chế biến

khô nội địa

Số lượng Tỷ lệ

% Số lượng Tỷ lệ %

Tổng số 48.462 100 4.773 100

Chia ra

1.Thu mua ngay tại nhà máy 6.713 14 3.491 73,14

2.Thu mua tại Vũng Tàu 36.021 74 70 1,47

3.Thu mua tại Long Hải 5.728 12 1.212 25,39

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

d) Giá mua nguyên liệu cá chỉ vàng

Giá mua nguyên liệu biến động nhiều sẽ ảnh hưởng tới q trình sản xuất do chi phí nguyện liệu thay đổi liên tục sẽ làm cho người tiêu dùng cảm thấy không an tâm với mỗi khi biến đơng giá khác nhau. Vì vậy, Cơng ty hay doanh nghiệp chế biến nào cũng

71

muốn giá nguyên liệu đầu vào ít biến động nhất. Đối với Công ty Baseafood giá nguyên liệu bình quân trong kỳ khảo sát của cá chỉ vàng nằm ở mức 22.558 đ/kg. Đối với nguyên liệu cá chỉ vàng xuất khẩu là 22.762 đ/kg , trong khi đó giá nguyên liệu cá chỉ vàng chế biến khô nội địa là 19.485 đ/kg. Có thể thấy giá cá nguyên liệu dành cho chế biến khô xuất khẩu cao hơn nguyên liệu cá chỉ vàng chế biến khô nội địa là 17%. Vì vậy Cơng ty nên chú ý tới thị trường nội địa nhiều hơn nữa.

Bảng 3.32: Giá mua nguyên liệu bình quân cá chỉ vàng

Đơn vị tính: đ/kg

Chỉ tiêu Giá

Giá mua nguyên liệu bình quân 22.558

Trong đó

1.Giá mua nguyên liệu chế biến xuất khẩu bình quân 22.762 2.Giá mua nguyên liệu chế biến nội địa bình quân 19.485

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 03/2013.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá chỉ vàng của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 66 - 71)