CHƯƠNG 9 VĂN HÓA ẨM THỰC CHÂ UÁ
9.5.3.3. Tập quán và khẩu vị ăn của Hàn Quốc
Với khí hậu mát mẻ quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ơn đới, Hàn Quốc có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp dẫn. Thực khách đến Hàn Quốc không chỉ để ngắm những bức tranh thiên nhiên ở đây, mà còn để thưởng thức nét tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân đất nước này. Ở Hàn Quốc người ta nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm theo mùa – chẳng hạn như các loại hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản. Cũng bởi vậy người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các
109 thực phẩm kể trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm, kimchi, hải sản muối.
Tập quán ẩm thực của người Hàn Quốc
Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hịa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường, cũng như theo mùa vụ hay khác biệt từng khu vực. Khơng khó để làm quen với ẩm thực Hàn, chỉ cần nắm rõ những điều cơ bản sau:
Các món ăn chính và các món ăn phụ trong bữa ăn phải được bày biện riêng biệt. Món chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì…đi kèm với các loại thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng.
Có rất nhiều các cơng thức nấu ăn và các món ăn khác nhau. Với người Hàn thì họ ưa thích nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt khơng thể thiếu là cơm, các loại canh và salad. – Ngồi ra cũng có rất nhiều cách sử dụng gia vị và bày trí khác nhau trên bàn ăn. Có thể nói khi nấu ăn, càng sử dụng nhiều loại gia vị đa dạng thì càng thể hiện được tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người Hàn. Khi trang trí món ăn, người đầu bếp thường chỉ dùng các nguyên liệu đơn giản như quả hạch, trứng hay nấm…nhưng cũng đủ để khiến món ăn hấp dẫn khơng thể cưỡng lại được.
Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại ch nh. Thứ nhất là
“Eumyangohaeng”, được xây dựng dựa trên 5 nguyên lý cơ bản trong triết lý sống của
người châu Á, trong đó các món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc khác nhau hay 5 loại gia vị. Thứ hai là “Yaksikdongwon”, hay có nghĩa là “thực
phẩm cũng như thuốc quý”, trong đó các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức
khỏe, đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, hầu hết đều có sẵn trong thiên nhiên.
Tất cả các món ăn đều phải được phục vụ vào cùng một thời điểm. Vì vậy khi chuẩn bị bữa ăn truyền thống của người Hán Quốc, bạn cần xong xi hết tất cả các món ăn rồi mới bắt đầu bày biện ra bàn ăn.
Theo từng khu vực, theo từng mùa khác nhau mà các loại thực phẩm được sử dụng cũng khác nhau. Mỗi khu vực trên khắp đất nước lại có những „đặc sản‟ khác biệt của riêng mình. Những sự khác biệt đó tạo nên rất nhiều các món ăn đặc trưng cho mỗi vùng miền, dù đều là các loại tương, hải sản hay kimchi nhưng với các loại nguyên liệu khác nhau, chúng lại có hương vị khác biệt.
Khẩu vị trong ẩm thực của người Hàn Quốc
Tập quán ăn uống
Cơ cấu bữa ăn: Người Hàn Quốc ăn ba bữa một ngày mặc dù các bữa sáng, trưa và tối chỉ khác nhau về số lượng các món thức ăn gọi là panchan trong mỗi bữa ăn. Người Hàn Quốc chuẩn bị chừng 6 món ăn cho bữa sáng, 12 món ăn cho bữa trưa và gần 20 món cho bữa tối. Mỗi bữa ăn thơng thường gồm có cơm, một món ăn dưa chua Hàn Quốc truyền thống gọi là kim chi và canh. Canh thường là món ăn có nước duy nhất trong bữa
110 cơm. Nó có thể gồm nhiều thành phần như thịt bò, đậu hũ, giá đậu và các loại rau củ khác.
Dụng cụ ăn của người Hàn Quốc là bát và đũa. Thực phẩm người Hàn Quốc ưa dùng là thịt bò, gà, vịt, các loại rau, củ, quả đặc biệt họ ăn nhiều các loại rau, củ muối chua. Lương thực chính là gạo. Người Hàn Quốc sử dụng gia vị đặc biệt nhờ thế mà phân biệt được thức ăn của người Hàn Quốc với các nước láng giềng. Việc sử dụng các phụ gia như tỏi, tiêu đỏ, hành xanh, dầu mè và nước tương, xì dầu làm cho các món ăn của Hàn Quốc có mùi thơm và có thể nhận ra một cách dễ dàng.
Vị cay trong ẩm thực Hàn Quốc
Người Hàn xem vị cay là một trong những gia vị khơng thể thiếu để làm nên món ăn ngon, hấp dẫn. Nó đại diện cho văn hóa, lối sống, thói quen sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đồ ăn cay còn giúp con người dung hịa với thiên nhiên, vị cay đóng vai trị chủ đạo quyết định thành cơng trong việc tạo vị cho món ăn
Ứng xửtrong ăn uống
Theo truyền thống, bữa ăn được bày ra trên một cái bàn thấp nhỏ, thức ăn để trong những cái tô nhỏ được xếp đặt gọn gàng. Âu cơm đặt ở giữa bàn bởi vì cơm được coi là món ăn chính. Xung quanh âu cơm, người ta xếp những món ăn kèm panchan khác nhau. Nếu có đơng người ăn thì đồ ăn sẽ được dọn lên nhiều lần trong bữa ăn. Bữa ăn được xếp đặt sẵn trong nhà bếp trước khi mang ra.
Trong một gia đình Hàn Quốc truyền thống, những người đàn ông trong gia đình bao giờ cũng được quyền ăn trước, cịn phụ nữ phải chờ xem có cần phải lấy thêm thức ăn cho họ nữa không. Sau khi cánh đàn ơng ăn xong, thì trẻ con và phụ nữ mới được ăn. Đôi khi, phụ nữ và trẻ con ăn trong bếp cịn đàn ơng thì ăn trong phịng khách; nhưng trong các gia đình hiện đại thì cả nhà ngồi ăn chung với nhau. Đũa và thìa được đặt trước từng người. Khi bữa ăn bắt đầu thì khơng bao giờ được đặt đũa xuống bàn, theo tập quán, đôi đũa phải đặt trên bát cơm, không được cắm đũa vào bát cơm mà là để nằm ngang trên miệng bát.
Không ai được phép ăn trước khi người lớn tuổi nhất trên bàn còn chưa động đũa. Mặc dù, người ta thường ít khi hay thường là khơng nói chuyện trong bữa ăn, nhưng phịng ăn ít khi n tĩnh. Người ta ồ à để thể hiện sự hài lòng với bữa ăn, húp canh hay húp mì sồn soạt đã trở thành một thói quen. Cũng tương tự, người Hàn Quốc lớn tuổi thường ợ to sau bữa ăn để thể hiện sự hài lịng.
Người Hàn Quốc ít nói chuyện trong bữa ăn, mà họ tập trung vào việc thưởng thức các món ăn ngon. Sau khi rượu được mang lên, cánh đàn ông gần như không kiềm chế được nữa, và thường tiếng hát sẽ được cất lên. Các vị khách danh dự thường được yêu cầu hát bài hát đầu tiên, và những tiếng cười đùa sẽ được nối tiếp nhau hàng tiếng đồng hồ.