Tập quán và khẩu vị ăn uống của Thái Lan

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 60 - 62)

CHƯƠNG 9 VĂN HÓA ẨM THỰC CHÂ UÁ

9.5.4.3. Tập quán và khẩu vị ăn uống của Thái Lan

Tập quán và khẩu vị ăn uống của Thái Lan chủ yếu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và các nước phương Tây. Vương quốc Thái Lan nằm trong khu vực văn minh lúa nước vì vậy cũng dùng gạo là lương thực chính nhưng do ảnh hưởng của các ngoại kiều và các luồng văn hóa khác nên Thái Lan cũng có một số bộ phận người dùng bột mì làm lương thực chính.

Tập quán và khẩu vị trong ăn

Món ăn kết hợp là sự kết hợp những ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ với những cách thức nấu nướng địa phương. Nổi tiếng nhất là các món cari và các món hâm nêm gia vị nóng bỏng, cộng thêm vị ngọt ngào, béo ngậy của nước cốt dừa. Hầu hết các bữa ăn đều dùng cơm để ăn cho no, nhưng cịn nhiều món ăn làm bằng mì sợi và các món ăn xà lách khơng dùng cơm. Lị hầm là một phần khơng thể thiếu của nhà bếp Thái bình thường hay nhà hàng nhỏ để nấu ăn, cái lò cũng dùng để luộc, chiên, xào hay nướng.

Món ăn Thái khơng bao giờ nhạt nhẽo. Có rất nhiều các thứ gia vị như ớt, tiêu, rau mùi, húng quế, gừng, bạc hà, nhục đậu khấu… Các món canh chua rất phổ biến, thịt cá luôn được dọn ra cùng với các thứ nước chấm như mắm tôm, me dầm, hay mật ong với ớt. Nước mắm là thứ nước chấm thay cho tơm ở khắp mọi nơi.

Các món ăn Thái Lan ngày nay tương đối nổi tiếng là sự hịa nhập pha trộn món ăn chính gốc Thái với Trung Quốc. Từ thế kỷ XVII lại ảnh hưởng thêm của các nước Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Pháp, Nhật và từ đó người Thái Lan sử dụng nhiều ớt, tiêu, cà chua, cần, tỏi tây… và chế biến các món ăn.

Kỹ thuật chế biến và sử dụng nguyên liệu Thái Lan cũng sử dụng những loại thịt cá và rau, củ, quả. Cũng như người miền Nam nước ta, trong cách phối hợp nguyên liệu, người Thái thường sử dụng nhiều nước cốt dừa, dùng nhiều xồi, dứa để chế biến món

113 ăn. Gia vị dùng nhiều là hành, tỏi, gừng, ớt tiêu, hoa hồi, thảo quả… và món ăn Thái cũng rất nổi tiếng với vị cay của ớt trong các món cari…

Bữa ăn truyền thống của người Thái

Người Thái ăn cơm theo kiểu ngồi thành một vòng tròn ngay trên nền nhà xung quanh một cái bàn nhỏ và thấp. Các món cari và những món ăn khác được sắp cả lên bàn ăn như bắp cải, đậu xanh, thịt nướng hoặc chiên, cua hay cá. Món canh chua nóng sốt khơng thiếu trong bất cứ một bữa ăn Thái Lan đúng nghĩa nào. Canh chua được nấu trong một cái nồi đất đặt ngay giữa bàn.Cơm được xới vào một cái bát nhỏ cho từng người, và họ có thể dùng thìa hoặc dùng đũa để gắp thức ăn từ những cái tô trên bàn. Mỗi người đều có một cái bát đựng canh riêng để họ có thể múc canh vào bát từ nồi canh chung.

Kiểu ăn uống từ xa xưa đó của người Thái vẫn khơng thay đổi, duy có điều là bữa ăn bây giờ được chuyển lên ăn ở bàn cao hơn. Món canh vẫn được nấu để ở ngay giữa bàn, nếu không phải trong cái nồi đất thì trong một cái lẩu. Tuy nhiên, ở vùng thơn quê, cung cách ăn uống cũ vẫn còn tồn tại.

Khẩu vị ở các vùng ở Thái Lan

Miền Trung: Cơm là món chính đối với tất cả các gia đình, với những món ăn theo

kiểu hồng gia được chế biến phức tạp hơn các món ăn thông thường, và do chịu ảnh hưởng của món ăn trong cung vua nên phong cách nghệ thuật nấu nướng rất cầu kỳ. Người Thái ở miền Trung thích ăn món nấu mềm và nhừ với một chút vị ngọt.

Miền Bắc: Ẩm thực miền Bắc hầu như mang đậm phong cách Myanma. Món ăn

miền Bắc được nấu theo hương vị riêng, bữa ăn thơng thường gồm có xơi, nhiều loại nước chấm khác nhau như namprik noom, namprik dang, namprik ong và các loại xúp cay (kang) như kang hangle, kang hoh, kang kae. Người miền Bắc thích món ăn nấu vừa chín tới với một chút vị mặn và hầu như khơng có vị ngọt và chua.

Miền Đông Bắc: Thái Lan là một nước nông nghiệp phát triển, nổi tiếng với một

văn hóa ẩm thực lâu đời. Thức ăn Thái thật sự được mọi người ưa th ch, nhưng khơng chỉ ngon miệng mà cịn rất lành mạnh nhờ chú trọng đến những thành phần tươi ngon và cân bằng mùi vị tinh tế. Hầu hết thành phần dùng nấu món Thái đều khơng những hợp khẩu vị mà cịn hài hồ với con người. Mặc dù nóng và cay nhưng vẫn có một sự kết hợp hài hòa giữa các loại gia vị để tạo ra các hương vị khác nhau trong một món ăn.

Lẩu Thái là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Thái Lan và cũng là một trong những đặc sản và là món ăn truyền thống của xứ này. Lẩu Thái về cơ bản là một món ăn nóng, thực khách nhúng thịt, hải sản, mì và rau vào nồi nước dùng nấu ăn tại bàn và nhúng nó một hỗn hợp trước trước khi ăn. Hương vị chủ đạo của lẩu Thái là chua và cay đây là hương vị rất đặc trưng của lẩu Thái ít bị lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác bởi hương thơm của riềng, sả cùng lá chanh, nhất là độ cay nồng của ớt. Hương vị của lẩu Thái không chỉ nổi tiếng ở Thái Lan mà cũng đã thịnh hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Món lẩu Thái được phát triển từ lẩu Trung Hoa phục vụ trong nhà hàng phục vụ cho khách hàng và cộng đồng người Hoa tại Thái Lan sau đó dần phát triển ra thế giới.

114 Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản cùng với các gia vị của món lẩu, hương vị lẩu Thái còn đặc trưng bởi hương rất thơm của gừng, vị nồng của lá chanh và không thể thiếu vị cay của ớt.

Cà ri Thái là món Cà ri phổ biến nhất ở Thái Lan, được biết đến dưới tên gọi Cà ri đỏ. Sự đặc biệt mà du khách có thể cảm nhận được qua món ăn này là nó cực kỳ cay. Khi thưởng thức, có thể cảm nhận được trong món ăn hương vị của nước cốt dừa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)