Văn hóa ẩm thực Ê Đê

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 35 - 36)

Ẩm thực Ê Đê là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay tồn thể bữa ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, và đắng. Ẩm thực Ê đê là một phần của văn hóa Tây Nguyên và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.

Mỗi món ăn đều sử dụng gia vị cay nồng. Ăn sống chấm muối ớt, giã với muối ớt, luộc chấm muối ớt, canh nêm muối ớt. Món chấm thì phải chọn ớt xanh và nướng lên rồi mới giã đượm mùi thơm cay.

Người Ê Đê quan niệm bữa ăn là nơi giao tiếp thân mật của mọi người. Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ, trước kia được nấu trong nồi đất hay nồi đồng lớn cho đại gia đình, ăn cùng với nhiều món được chế biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi nhóm địa phương nói chung là sử dụng nhiều các gia vị cay như: ớt, gừng, riềng, cà ri, các loại thoảo dược khác... Đó là các món thịt bị xào xả gừng, các loại thịt thú rừng, các món hầm như canh làm từ bột gạo xay nhuyễn từ loại "adjao" thảo dược để nấu hầu món soup, tựa rất giống các món cà ri của ấn độ, hoặc rán, các loại rất phổ biến salad và cay như: Đu đủ, xồi, măng chua, cà đắng, các loại cá khơ, các loại thịt khô... Họ ăn tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống thường làm bằng bột gạo, bột sắn trộn các loại chuối chín lấy nước thơm. Thơng thường chế biến món ăn trong gia đình là bàn tay khéo léo của phụ nữ, nhưng trong các đám lễ lớn thì các món ăn được thực hiện cơng phu bởi người đàn ơng.

Món vêch mới cầu kỳ, là món đặc sản của người Ê đê. Bộ lòng của con bê rửa bằng muối hột, luộc sơ qua, thái nhỏ ra rồi ướp với củ nén, ớt xanh. Theo cách nấu của đồng bào xưa thì khơng xào trước mà bỏ vào nồi, đun chín rồi bỏ gia vị, ngị gai thành món vêch.

Một món ăn khơng thể bỏ qua, là hương vị của món canh cà đắng, một loại cà thường mọc hoang trên nương rẫy. Hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có lồi cây này. Họ dùng cà nhiều trong các bữa cơm gia đình, trong số đó có món canh nấu với cá khơ: “Canh cà đắng bình thường em sẽ nấu với cá cơm khơ. Cịn khơng em sẽ hầm xương bò, nấu với thịt bò. Còn canh cà đắng này em nấu với đậu rồng. đun nước sơi, khi cà đắng chín thì vớt ra, giã nát, thả đậu rồng, đun sôi lại rồi cho gia vị nêm nếm. Cho lá é sẽ có mùi thơm của canh cà đắng."

Người Ê Đê thường dùng đầu cá trích phơi do có nhiều tinh dầu tạo mùi thơm cho món ăn, thay vì phần thân. Đầu cá sau khi giã nát sẽ thêm hành hoặc tỏi cho dậy mùi. Sau đó, đổ nước vào, đợi cho sơi thì cho cà đã xắt khoanh vào.

Họ không dùng bột năng để tạo độ sệt mà dùng nước cơm sau khi chắt. Vì quen ăn bốc, canh cà có độ sệt khi trộn với cơm sẽ dễ dàng vắt tay hơn.

Nếu đã thử qua món măng luộc, măng xào, măng chua hay măng khơ thì măng nướng cũng là món bạn đừng nên bỏ qua. Măng sau khi nướng còn xào chung với vêch (lịng, phèo) bị. Món này nổi tiếng tại xã Ea Sol, huyện Ea Hleo (tỉnh Đắk Lắk).

Người Ê đê dùng măng nướng vào bữa sáng hoặc bữa chiều. Món ăn là sự tổng hòa vị hơi đắng của lịng bị, vị ngọt của măng rừng và khơng thể thiếu vị cay của ớt, loại gia vị có mặt trong các bữa ăn của dân tộc Ê Đê.

88 Mùi thơm của vêch bò, của măng nướng, củ nén thêm vị cay từ ớt sẽ khiến du khách khó mà quên được vùng đất này.

Đặc sản chỉ dùng để đãi khách ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê thường tốn rất nhiều công sức để hái các loại lá nằm sâu trong rừng, muốn lẩu lá ngon thì phải kiếm được nhiều loại lá, và món này là món cứu đói cho đồng bào dân tộc lúc mất mùa đói kém, tất cả các loại lá được nấu với thịt heo rừng, ớt, các loại gia vị khác tạo thành hương thơm quyến rũ.

Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị đắng, bùi, chát của từng loại rau, vị ngọt dai thơm ngon của thịt heo rừng, món ăn này ngày nay đã được biến tấu khác đi để có mặt trong hầu hết các nhà hàng quán ăn tại Dak Lak, nhưng muốn thưởng thức món lẩu lá ngon nhất, đúng hương vị nhất bạn nên thưởng thức tại nhà các gia đình dân tộc tại Dak Lak.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)