Tập quán và khẩu vị trong thức uống

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 50 - 51)

CHƯƠNG 9 VĂN HÓA ẨM THỰC CHÂ UÁ

9.5.1.5. Tập quán và khẩu vị trong thức uống

Văn hoá trà

Người ta suốt ngày uống trà thay cho nước. Ngày xưa trà được dùng để chữa bệnh và người Trung Quốc ngày nay vẫn luôn tin vào điều đó. Họ tin rằng trà kích thích hệ thống tiêu hóa, làm hưng phấn hệ thông thần kinh, làm giảm tác hại của thuốc, của rượu và làm giảm béo. Trà ở Trung Quốc hầu hết được trồng ở phương Nam. Thứ trà quý nhất là trà mọc trên những vách đá cheo leo, người không tới được, người ta phải huấn luyện khỉ để hái những búp trà này.

Có ba loại: trà xanh, trà hồng và trà Ô Long. Trà xanh cho nước màu xanh nhạt, làm từ các lá trà non sấy khô. Trà hồng làm từ lá trà được ủ cho lên men và sao khơ, nó có vị chát hơn và thơm hơn. Trà Ơ Long được làm từ lá trà được ủ cho lên men một phần và đó là thứ trà được dùng phổ biến ở Trung Quốc và nước ngồi. Đơi khi, người ta cho thêm một vài cánh hoa nhài vào trong khi ủ trà xanh hay trà Ô Long để tăng thêm mùi hương cho trà. Trong một dịp tiếp khách chính thức, trà thường được phục vụ trong cốc có nắp đậy đặt trên đĩa. Lá trà vẫn để trong cốc, khi uống, người ta dùng nắp để chặn lá trà khơng để cho vào miệng. Khi rót thêm nước vào cốc trà của một người thì người đó sẽ lịch sự gõ nhẹ ngón tay xuống bàn 3 lần để tỏ ý cảm ơn. Những người Trung Quốc tằn tiện không bao giờ vứt bỏ bã trà. Họ để bã trên một cái đĩa đặt trong chạn để nó hút đi những mùi khó chịu. Những người khác lại đem bã trà phơi khô để nhồi làm gối.Trà cũng được dùng trong việc nấu nướng để xơng khói thức ăn hay để khử mùi. Đặt biệt cịn có món “chè trứng nước trà”.

103 Rượu Trung Quốc được làm từ gạo, lúa, miến, kê, cao lương, nho…để lên men một cách tự nhiên. Thứ rượu phổ biến nhất được làm từ gạo. Có ba loại rượu chính là rượu trắng, rượu vàng và rượu cất. Rượu trắng được làm từ loại đậu dẻo, nó nhẹ và ngọt. Rượu vàng cũng làm từ gạo và có độ nặng hơn, càng để lâu thì màu rượu càng sẫm lại. Rượu manh Trung Quốc rất mạnh, loại rượu trắng khơng có màu thường có độ cồn rất cao, có thể làm mồm miệng và dạ dày nóng như lửa thiêu.

Người Trung Quốc thích uống rượu hâm nóng trong những chiếc chung nhỏ và thường người ta uống một hớp cạn chung. Rượu vàng rất nổi tiếng ở Thiệu Hưng. Khi cô con gái được sinh ra, người cha sẽ niêm kỹ một hũ rượu và đem chơn nó xuống một gốc cây hồng. Hũ rượu chỉ được đào lên vào ngày cơ gái đi lấy chồng và nó được coi như là món lễ q giá trơng số hồi môn của cô, và được đem ra đãi khách trong tiệc cưới.

9.5.2. Nhật bản

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)