CHƯƠNG 9 VĂN HÓA ẨM THỰC CHÂ UÁ
9.5.5.3. Tập quán và khẩu vị ăn của Ấn Độ
115 Tập quán và khẩu vị ăn uống của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo. Một người dân Ấn Độ bất kỳ nào cũng tuân theo tập quán và những quy định tôn giáo mà họ theo, nhưng nhìn chung, tập quán và khẩu vị ăn uống của người Ấn Độ cũng có một số điểm chung.
Tập quán và khẩu vị trong ăn
Lương thực chính là gạo và đa phần người Ấn Độ ăn chay nên thực phẩm chính là các loại đậu, đỗ, rau, dưa, sữa, vừng, lạc. Loại thịt dùng nhiều là thịt dê, gia cầm, cá… Đặc biệt với dân cư sống gần biển Ấn Độ Dương, cá chiếm vị trí quan trọng trong bữa ăn. Các món ăn được chế biến ở dạng khơ hoặc sền sệt, có nhiều cari và nổi vị cay của ớt. Gia vị chính của người Ấn Độ là cari và bột cari được coi là gia vị hút hồn của món ăn. Ngồi ra họ sử dụng nhiều gia vị cay như ớt, tiêu, gừng, hạt cẩm chướng, thì là, nghệ, tỏi, hành, đào lộn hột, hạnh nhân…
Cách ăn: họ dùng tay để vo, trộn và đưa thức ăn lên miệng. Đây là một nét rất riêng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ hay người ta cịn gọi là “văn hóa bốc”. Khi ăn, người Ấn Độ dùng tay phải để vo và đưa thức ăn vào miệng và dùng tay trái để cầm cốc. Họ không để thức ăn rơi xuống trong khi đưa thức ăn lên miệng, nếu để rơi coi như đĩa thức ăn đó là bỏ đi. Khi uống nước họ khơng ngậm miệng vào cốc mà rót thẳng nước vào miệng. Nước họ uống là nước lã chứ không là nước đun sôi. Ăn phải ăn thật cay, thật nhiều gia vị. Các món phải thật dậy mùi, bánh kẹo phải thật nguội.